Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp thua lỗ phá sản có phải đóng thuế không? Trường hợp doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế

Việc đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ phá sản thì có phải đóng thuế không? Trường hợp nào thì doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Công ty được coi là phá sản khi nào?

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải đáp ứng được 2 điều kiện theo quy định pháp luật

Để trả lời được thắc mắc doanh nghiệp thua lỗ phá sản có phải đóng thuế không thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ được khi nào công ty được coi là phá sản.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, công ty phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án đưa ra quyết định tuyên bố phá sản.

Công ty bị phá sản cần phải đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện dưới đây:

- Công ty mất khả năng thanh toán: Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán

- Công ty bị tòa án nhân dân đưa ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong trường hợp chỉ có công ty đưa ra tuyên bố phá sản thì vẫn chưa được coi là phá sản. Chỉ đến khi tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố phá sản thì mới bị coi là phá sản.

2. Doanh nghiệp thua lỗ phá sản có phải đóng thuế không?


Doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, thua lỗ, phá sản, chấm dứt hoạt động

Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, thua lỗ, phá sản, chấm dứt hoạt động.

* Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế 2019 của pháp luật như sau:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên, hội đồng quản trị… chịu trách nhiệm hoàn toàn nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh

- Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký

- Quản tài viên hoặc doanh nghiệp thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

* Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động, không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản như sau:

- Doanh nghiệp khi chấm dứt hoạt động không thực hiện theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp, hội đồng thành viên, người quản lý có liên quan chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ.

- Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ

- Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên có liên đới đến tổ hợp tác chịu trách nhiệm hoàn thành nộp phần thuế nợ.

Tóm lại, doanh nghiệp khi thua lỗ, phá sản đều phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Khi thực hiện thủ tục phá sản, thanh lý tài sản thì quản tài viên chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục nộp thuế cho cơ quan thuế.

3. Trường hợp nào thì doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế?

Trường hợp nào thì doanh nghiệp được xóa nợ thuế?

Các trường hợp doanh nghiệp được xóa tiền nợ thuế tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019

- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

- Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản (bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ)

- Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.

Người nộp thuế là cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền nộp chậm trước khi quay lại sản xuất, thành lập cơ sở kinh doanh mới thì phải hoàn trả nhà nước khoản tiền nợ thuế đã được xóa trước đó.

- Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

- Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tóm lại, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế thì được xóa nợ tiền thuế.

Trên đây là giải đáp thắc mắc doanh nghiệp thua lỗ phá sản có phải đóng thuế không? Và các trường hợp được xóa nợ tiền thuế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam