Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế? Thời hiệu cưỡng chế là bao lâu?

Trong nhiều trường hợp người nộp thuế nợ thuế sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vậy nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế? Thời hiệu cưỡng chế là bao lâu? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế?

Nợ thuế quá 90 ngày thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế

Nợ thuế là hành vi người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước khi đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật.

Khi người nộp thuế nợ thuế quá 90 ngày thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC). Một số trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thuế bao gồm:

- Người nộp thuế chậm nộp thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế nợ tiền thuế, chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

- Người nộp thuế có hành vi không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

2. Các biện pháp cưỡng chế khi người nộp thuế nợ thuế

Biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người nợ thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC về các biện pháp cưỡng chế khi nộp thuế bao gồm:

- Khấu trừ trực tiếp từ tiền lương, thu nhập của người nộp thuế

- Trích từ tài khoản của người nợ thuế bị cưỡng chế tại kho bạc, thẻ tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản bị kê biên

- Thu tiền, tài sản khác của người nợ thuế bị cưỡng chế

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép hành nghề

- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

3. Nguyên tắc cưỡng chế khi nợ thuế

Nguyên tắc áp dụng khi cưỡng chế nợ thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 215/2013/TT-BTC về nguyên tắc cưỡng chế khi nợ thuế như sau:

Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo khi biện pháp cưỡng chế áp dụng trước đó chưa thu được tiền nợ thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền nộp phạt thuế 

Biện pháp cưỡng chế bằng hình thức khấu trừ một phần thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.

Nguyên tắc tính ngày để thực hiện cưỡng chế:

- Nếu thời hạn cưỡng chế được tính theo ngày thì được tính liên tục theo ngày dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ.

- Nếu thời hạn cưỡng chế tính theo ngày làm việc thì tính theo ngày hành chính dương lịch (không bao gồm thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết)

- Nếu thời hạn cưỡng chế xác định bằng một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn cưỡng chế sẽ là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.

 - Nếu ngày cuối cùng của thời hạn cưỡng chế trùng với ngày nghỉ thì ngày cuối cùng đó được lùi sang ngày làm việc tiếp theo

Tạm dừng cưỡng chế đối với trường hợp người nợ thuế, nợ tiền phạt, tiền nộp chậm mà số tiền đang bị cưỡng chế hoặc đến thời hạn cưỡng chế nhưng đã được cơ quan thuế ban hành một số văn bản sau:

- Quyết định gia hạn nộp thuế

- Thông báo không tính tiền nộp chậm

- Quyết định nộp dần tiền thuế nợ

- Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế

4. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế

Thời hiệu áp dụng biện pháp cưỡng chế

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 215/2013/TT-BTC về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế về thuế như sau:

- Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong 1 năm kể từ ngày được ghi trong quyết định. Thời hiệu cưỡng chế được quy định cụ thể trong quyết định cưỡng chế.

Trường hợp quyết định cưỡng chế trích từ tài khoản của người nợ thuế thì quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong vòng 30 ngày và thời hiệu cưỡng chế là 30 ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.

- Trong thời hiệu quyết định cưỡng chế có hiệu lực mà tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn, trốn tránh, không thực hiện trách nhiệm thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi vi phạm.

- Quyết định cưỡng chế sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nợ thuế chế chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người nợ thuế đã nộp đủ tiền vào ngân sách nhà nước

Cơ sở để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế là chứng từ nộp đủ tiền vào ngân sách nhà nước hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc nộp dần tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.

Trên đây là giải đáp thắc mắc nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế? Thời hiệu cưỡng chế là bao lâu?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm? Quá thời hiệu, người vi phạm về thuế còn bị xử phạt không?

Những loại thuế phải nộp người kinh doanh cần lưu ý khi bán hàng online

Trốn thuế là gì? Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có phải hành vi trốn thuế?

HopLTT

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam