Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Quy định về thuế nhập khẩu bổ sung của doanh nghiệp. Các loại thuế nhập khẩu bổ sung phổ biến

Thuế nhập khẩu bổ sung là một loại loại thuế quan trọng trong xuất nhập khẩu. Vậy quy định về thuế xuất nhập khẩu bổ sung của doanh nghiệp thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Thuế nhập khẩu bổ sung là gì?

Thuế nhập khẩu bổ sung là loại thuế đánh vào các loại hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ theo điều 1 của Luật Thuế nhập khẩu và xuất khẩu năm 2016. Thuế nhập khẩu bổ sung được định nghĩa như sau:

“Thuế nhập khẩu bổ sung là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước hoặc vùng lãnh thổ áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại hoặc biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam".

Thuế nhập khẩu bổ sung có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, không chỉ tăng thêm nguồn ngân sách mà còn có tác dụng trong việc điều tiết nền kinh tế.

+ Thuế nhập khẩu bổ sung giúp bảo vệ ngành hàng sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không công bằng từ hàng hóa nhập khẩu có hành vi gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước

+ Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế một cách hợp pháp.

2. Phân loại thuế nhập khẩu bổ sung

Đối tương chịu thuế nhập khẩu bổ sung theo số lượng hàng nhập khẩu hoặc tỷ lệ phần trăm

Thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng cho những người nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ các nước hoặc vùng lãnh thổ áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại với Việt Nam.

Các đối tượng chịu thuế nhập khẩu bổ sung phải nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị nhập khẩu hoặc theo số lượng hàng hóa nhập khẩu. 

Lưu ý thuế nhập khẩu bổ sung được tính riêng biệt với thuế nhập khẩu thông thường cũng như các loại thuế khác.

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế nhập khẩu và xuất khẩu năm 2016, có 3 loại thuế nhập khẩu bổ sung sau:

- Thuế chống bán phá giá: Loại thuế này đánh vào hàng hóa nhập khẩu có giá xuất xưởng thấp hơn giá xuất xưởng thông thường của các loại hàng hóa giống nhau hoặc tương tự nhau trên thị trường xuất xứ hoặc thị trường thứ ba.

- Thuế chống trợ cấp: Loại thuế này đánh vào hàng hóa nhập khẩu nhận được trợ cấp (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ chính phủ hoặc các tổ chức công cộng khác của nước xuất xứ, gây ra ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất hàng hóa trong nước.

- Thuế tự vệ: Loại thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu dư thừa quá mức vào Việt Nam gây ảnh hưởng thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Các loại thuế nhập khẩu bổ sung trên sẽ được áp dụng sau khi Bộ Công Thương tiến hành điều tra xác định rõ được sự tồn tại của bán phá giá, trợ cấp và thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

3. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng của các loại thuế nhập khẩu bổ sung

Điều kiện và nguyên tắc khi áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung

Dưới đây là bảng tổng hợp điều kiện và nguyên tắc áp dụng của các loại thuế nhập khẩu bổ sung phổ biến hiện nay:

STT

Loại thuế nhập khẩu bổ sung

Điều kiện

Nguyên tắc

1

Thuế chống bán phá giá

- Xác định loại hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, mức độ bán phá giá

- Có bằng chứng chứng minh bán hàng phá giá gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến sự phát triển của ngành sản xuất trong nước

- Chỉ được áp dụng khi cần thiết để ngăn chặn và giảm thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước

- Tuân thủ theo quy trình điều tra và kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng đối với hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam

- Khi áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế xã hội trong nước.

2

Thuế chống trợ cấp

- Xác định rõ loại hàng hóa được hưởng trợ cấp

- Có bằng chứng chứng minh việc nhập khẩu hàng hóa trợ cấp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho sự phát triển của ngành sản xuất trong nước

- Chỉ áp dụng khi cần thiết và hợp lý để ngăn chặn hay giảm thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

- Khi áp dụng phải tuân thủ theo quy trình điều tra và kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng đối với hàng hóa được được hưởng trợ cấp vào Việt Nam

- Khi áp dụng thuế chống trợ cấp không gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế xã hội trong nước.

3

Thuế tự vệ

- Xác định số lượng, khối lượng hoặc giá trị hàng hóa tăng đột ngột hoặc tương đối so với các mặt hàng hóa giống nhau hoặc tương tự nhau, cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa sản xuất trong nước.

- Có bằng chứng chứng minh sự tăng trưởng đột ngột về khối lượng, giá trị hàng hóa gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước.

- Áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết để ngăn chặn hoặc giảm thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

- Khi áp dụng phải dựa trên kết quả điều tra trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời.

- Áp dụng thuế tự vệ không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hóa.

 

Trên đây là quy định về thuế xuất khẩu bổ sung cho doanh nghiệp mới nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam