Thuế khoán là một hình thức nộp thuế của hộ kinh doanh vào ngân sách nhà nước. Vậy mức đóng và cách tính thuế khoán hộ kinh doanh như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.
Khi nào hộp kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, Hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và phương pháp theo từng lần phát sinh thì sẽ phải nộp thuế theo phương pháp khoán.
Các loại thuế hộ kinh doanh cần phải nộp gồm thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Hộ kinh doanh, cá nhân có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực và đầy đủ hồ sơ thuế đúng hạn. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thuế.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC, mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh được tính như sau:
- Hộ kinh doanh có doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm thì mức đóng thuế khoán môn bài của cả năm là 1 triệu đồng/năm.
- Hộ kinh doanh có doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng/năm thì mức đóng thuế khoán môn bài của cả năm là 500.000 đồng/năm.
- Hộ kinh doanh có doanh thu bình quân từ 100 đến 300 triệu đồng/năm thì mức đóng thuế khoán môn bài của cả năm là 300.000 đồng/năm.
Các trường hợp được miễn thuế môn bài gồm:
- Cá nhân, hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định, không hoạt động thường xuyên.
- Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm
- Cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Cá nhân, hộ gia đình lần đầu thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Hướng dẫn cách tính thuế khoán hộ kinh doanh
Mức tính thuế khoán của hộ kinh doanh căn cứ theo doanh thu.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Bảng tỷ lệ tính khoán cho từng ngành nghề:
Quy trình hộ kinh doanh kê khai nộp thuế khoán
Hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế khoán từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hàng năm.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ khai thuế bao gồm:
- Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD
- Bản sao hợp đồng kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ
- Bản sao biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
- Bảng kê hàng hóa trao đổi, buôn bán của cư dân biên giới.
Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế
- Hộ kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khi kê khai theo phương pháp khoán và nộp trước ngày 05/12 hàng năm.
- Hộ kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa: Trong trường hợp hộ kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi phương pháp kê khai và nộp trước ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc từ ngày thay đổi.
Trên đây là tổng những những quy định về mức đóng và cách tính thuế khoán hộ kinh doanh theo quy định pháp luật. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HopLTT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất