Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Trả lời:

* Trường hợp 1: Hóa đơn được lập phát hiện sai sót nhưng chưa giao cho người mua:

  • Đơn vị thực hiện hủy hóa đơn sai sót
  • Lập hóa đơn mới và giao cho người mua

* Trường hợp 2: Hóa đơn được lập phát hiện sai sót đã giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc cả người bán và người mua chưa kê khai thuế:

  • Người bán lập biên bản hủy hóa đơn ghi rõ sai sót có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.
  • Thực hiện Hủy hóa đơn sai sót
  • Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử thay thế để gửi cho người mua, trên hóa đơn thay thế phải có dòng chữ “Hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu …, gửi ngày … tháng … năm…”

* Trường hợp 3: Hóa đơn được lập phát hiện sai sót đã được gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế:

  • Người bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ghi rõ sai sót có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua
  • Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót để gửi cho người mua, trên hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm ().

* Trường hợp 4: Hóa đơn đã lập chỉ có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua:

  • Các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Câu hỏi khác liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam