Khấu hao tài sản cố định là một trong các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì và cách tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) nhé.
Hiểu rõ về khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một các hợp lý và có hệ thống giá trị của TSCĐ khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần vì hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.
Trước khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ cần xác định tài sản cố định đó được mua mới hay đã sử dụng và thời gian mua để thực hiện tính khấu hao. Hay còn gọi là thời điểm chính thức doanh nghiệp đó đưa tài sản cố định vào quy trình sản xuất.
Doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao, tuy nhiên thời gian này phải dựa trên khung thời gian khấu hao được Bộ Tài chính quy định. Khi sử dụng, doanh nghiệp cần phải có thông báo về tình trạng/thời gian tính khấu hao đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mỗi loại TSCĐ sẽ có khung thời gian tính khấu hao TSCĐ riêng.
Cách tính khấu hao TSCĐ theo quy định
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp theo mức tính ổn định hàng năm trong suất quá trình sử dụng tài sản. Phương pháp tính khấu hao này phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.
Tính theo thời gian hàng tháng:
Mức trích khấu hao hàng tháng = mức tính khấu hao năm/12
Tính theo thời gian hàng năm:
Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian trích khấu hao (Thời gian trích phụ thuộc vào khung thời gian được quy định tại Thông tư 45)
Trong trường hợp doanh nghiệp mua tài sản và sử dụng ngay trong tháng thì sử dụng công thức sau:
Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/Tổng số ngày của tháng phát sinh x số ngày sử dụng
Lưu ý:
Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày trong tháng phát sinh - Ngày sử dụng + 1
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và có sự thay đổi nhanh chóng, phát triển. Doanh nghiệp phải thỏa mãn 02 điều kiện sau để áp dụng phương pháp này:
- Tài sản cố định phải mới và chưa qua sử dụng;
- Tài sản cố định là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện đo lường, thí nghiệm
Tính khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:
Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Theo đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/Thời gian trích khấu hao x 100
Hệ số điều chỉnh được quy định theo thời gian trích khấu hao, cụ thể:
- 4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5
- Từ 4 - 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2
- Trên 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2,5
Doanh nghiệp phải thỏa mãn 03 điều kiện sau mới có thể áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm này:
- TSCĐ phải có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm;
- Xác định tổng khối lượng, số sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm của TSCĐ không được thất hơn 100% công suất thiết kế.
Công thức tính được xác định
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Theo đó:
Mức trích khấu hao bình quân = nguyên giá TSCĐ/Số lượng theo công suất thiết kế
Khung thời gian khấu hao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính nhằm xác định thời gian tính khấu hao cho mỗi loại tài sản cố định chính xác nhất.
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình được quy định cụ thể với từng trường hợp như sau:
Doanh nghiệp căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao cố định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Thời gian trích khấu hao = [Giá trị hợp lý của TSCĐ] / [Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)] x [Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Khung khấu hao]
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là:
+ Giá mua hoặc trao đổi thực tế
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá
Doanh nghiệp muốn thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng so với khung thời gian trích khấu hao theo quy định thì thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao
Doanh nghiệp giải trình rõ các nội dung:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế
+ Hiện trạng của tài sản cố định
+ Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao tài sản cố định đến kết quả sản xuất kinh doanh
+ Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức BOT, BCC thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Bước 2: Nộp phương án thay đổi thời gian trích khấu hao
Địa điểm nộp Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tùy theo từng trường hợp cụ thể:
- Nộp tại Bộ Tài Chính nếu là: Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do Nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Nộp tại sở tài chính nếu là Tổng công ty, công ty độc lập do Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Bước 3: Thông báo cho cơ quan thuế
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định 1 lần đối với 1 tài sản.
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định
Các loại TSCĐ không cần trích khấu hao theo Thông tư 45
Khấu hao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính năm 2013. Hiện nay, tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản được quy định sau.
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang được tiếp tục sử dụng;
- TSCĐ khấu hao chưa hết nhưng bị mất;
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý, nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính);
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi, phục vụ người lao động của doanh nghiệp;
- TSCĐ từ nguồn viện trợ và không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
- TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài;
- Các TSCĐ loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này thì không phải trích khấu hao. Chỉ cần mở sổ chi tiết nhằm theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
Trên đây là nội dung liên quan đến khấu hao tài sản cố định và cách tính khấu hao theo quy định pháp luật. Nếu bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ tổng đài để được tư vấn thêm.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
Vận dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang theo đúng quy định
ThuongNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất