Tài khoản 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được dùng để hạch toán các chi phí sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ cho việc tính toán giá thành hàng hóa của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu về nguyên tắc, kết cấu và phương pháp vận dụng tài khoản 154.
Tài khoản 154 theo quy định tại Thông tư 200
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về tài khoản 154. Khi kê khai, hạch toán tài khoản 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cần đảm bảo những nguyên tắc được quy định.
Tài khoản 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành hàng hóa, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán tồn kho. Tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.
Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của sản phẩm hình thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ. TK 154 phản ánh chi phí của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến hoặc các doanh nghiệp thương mại cung cấp dịch vụ.
Chi phí được hạch toán trong TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh (xưởng, kho, bộ phận sản xuất, công trường,...), theo loại, nhóm sản xuất hoặc các chi tiết của sản phẩm.
Tài khoản 154 gồm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công đối với các hoạt động xây, lắp;
- Chi phí SXC (sản xuất chung).
Kết cấu tài khoản 154 theo Thông tư 200, Thông tư 133
- Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất hàng hóa;
- Chi phí nguyên vật vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC phát sinh trong kỳ, liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá khoán nội bộ xây lắp;
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở cuối kỳ (đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ hoặc đã sử dụng ngay;
- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và bàn giao từng phần hoặc tiêu thụ toàn bộ trong kỳ;
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng;
- Giá trị nguyên vật liệu hay sản phẩm bị hư hỏng không sửa chữa được;
- Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công vượt trên mức bình thường;
- Chi phí SXC cố định không phân bổ, không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng hóa của kỳ kế toán;
- Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn hàng hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí SXC cố định đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí SXC cố định không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng hóa (Có TK 154, Nợ TK 632);
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở đầu kỳ (với doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Phương pháp vận dụng TK 154 theo các Thông tư
Phương pháp vận dụng tài khoản 154 tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC và áp dụng riêng đối với các ngành khác nhau. Phương pháp vận dụng TK 154 thường được tìm kiếm và sử dụng trong ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ.
Trong trường hợp hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phòng kế toán phải hạch toán như sau:
a) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng hóa
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
b) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NCTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng hóa (với chi phí nhân công cao hơn mức bình thường)
Có TK 622 - Chi phí NCTT
c) Trường hợp mức sản phẩm thực tế được sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường, thì kế toán thực hiện tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí SXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có TK 627 - Chi phí SXC
d) Trường hợp mức sản phẩm thực tế được sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, thì kế toán phải tính và xác định chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng hóa trong kỳ.
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 627 - Chi phí SXC
e) Giá trị NVL xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho
Nợ TK 152 - Chi phí NVL
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
g) Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây thiệt hại phải bồi thường
Nợ TK 138 - Khoản thu khác (TK 1388)
Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động
Có TK 154 - Chi phí SXKD dang dở
h) Với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC sang TK 154. Khi xác định được chi phí NVL, chi phí NCTT vượt quá mức bình thường và chi phí SXC cố định không tính vào giá thành sản phẩm. Thì kế toán phản ánh chi phí NVL, NCTT và SXC cố định không phân bổ mà phải tính giá vốn hàng hóa
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng hóa
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (trong trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622 sang TK 154)
i) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Trên đây là nội dung liên quan đến vận dụng tài khoản 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu về cách hạch toán, kết chuyển các chi phí liên quan đến TK 154.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Cách hạch toán thuế môn bài theo đúng quy định 2023
ThuongNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất