Trong thời gian qua, trước những quy định chưa được thống nhất về thời hạn lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử đã gây nên nhiều tranh cãi. Vì thế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ, kịp thời giải đáp các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế về thời hạn chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 và Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019
Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử
- Chưa bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử từ 1/11/2020: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 2 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/11/2020 vẫn được Chính Phủ, Tổng cục Thuế và các cơ quan thuế địa phương khuyến khích để doanh nghiệp nhận được những lợi ích lâu dài cho đơn vị.
* Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang sử dụng hóa đơn giấy (đã thông báo phát hành hoá đơn đặt in, tự in, hóa đơn đã mua của cơ quan Thuế) trước ngày Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành (trước 19/10/2020) thì:
- Được tiếp tục sử dụng hoá đơn đang sử dụng đến hết ngày 30/6/2022
- Trường hợp kể từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/06/2022, Cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để sử dụng Hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình của Nghị định 123/2020/NĐ-CP hoặc Nghị định 119/2018/NĐ-CP:
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy (đặt in, tự in, mua của cơ quan thuế) thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03//DL-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT
+ Nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT thì thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế
Chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình
* Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang sử dụng hóa đơn điện tử (có mã của cơ quan thuế và không mã của cơ quan thuế) đã phát hành trước ngày Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành (trước 19/10/2020) thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng.
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập (Từ 19/10/2020 – 30/6/2022)
- Được phát hành và sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (Hóa đơn giấy)
- Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
+ Nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế (áp dụng hóa dơn điện tử)
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy (đặt in, tự in, mua của cơ quan thuế) thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03//DL-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT
* Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập)
Với tổ chức sự nghiệp công lập đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.
- Khi cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
+ Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin sẽ tiếp tục sử dụng Hóa đơn kiêm Phiếu thu tiền hóa đơn và thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
+ Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử kể từ 1/7/2020
Bắt buộc tất cả các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hóa đơn điện tử, trừ các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sau đây trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo quy định.
Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố, chưa khắc phục được theo quy định và cơ quan thuế đưa ra giải pháp bán hóa đơn giấy để sử dụng
- Sử dụng hóa đơn bán tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in)
- Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTC và không có thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.
Sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022, việc áp dụng hóa đơn điện tử vẫn thực hiên theo quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC:
“Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in”.
Như vậy, theo đúng lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử, trước ngày 1/7/2022, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Vì thế, doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp và thực hiện đăng ký phát hành hóa đơn điện tử để bắt đầu sử dụng ngay từ bây giờ, số hóa đơn giấy còn lại doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng trước ngày 1/7/2022. Kể từ sau 1/7/2022, toàn bộ hóa đơn giấy chưa sử dụng của doanh nghiệp phải thực hiện xóa bỏ theo quy định.
Trên đây là lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Các đơn vị cần lưu ý để sử dụng hóa đơn, chứng từ đúng theo quy định, tránh những sai phạm gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HaTT_TT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất