Trong những năm gần đây, việc hoạt động trên nền tảng Youtube, Facebook, Google thu về thu nhập khủng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo quy định của pháp luật, những đối tượng này đóng thuế như thế nào theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây của iHOADON sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về quy trình, thủ tục của việc đóng thuế thu nhập cá nhân khi kiếm tiền trên Youtube, Facebook, Google tại Việt Nam.
Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Có phải đóng thuế TNCN từ Youtube, Google và Facebook?
Như vậy, thu nhập từ các nguồn như Youtube, Facebook, Google… thuộc trường hợp kinh doanh chịu thuế TNCN, thuế GTGT. Theo đó, các cá nhân có trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNCN, thuế GTGT đối với khoản thu nhập từ các nền tảng kiếm tiền trực tuyến này.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế, thì:
Thuế suất thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google
- Đối với doanh nghiệp:
Khi doanh nghiệp có doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế TNDN và thuế GTGT với mức thuế TNDN là 20% (Tổng doanh thu - chi phí) và 10% thuế GTGT theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Điều 8 Luật thuế GTGT 2008.
- Đối với cá nhân có thu nhập từ Youtube, Facebook, Google
Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:
+ Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.
+ Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.
Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Thủ tục đóng thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, những cá nhân kinh doanh Youtube, Google và Facebook cầm nộp 02 loại thuế bao gồm: thuế GTGT và thuế TNCN. Theo đó, công thức để tính thuế như sau:
Thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thu thuế
Trong đó:
Doanh thu tính thuế: là số tiền nền tảng MXH trả cho chủ thể kinh doanh nếu chủ thể không trong network hoặc là tiền mà network trả cho chủ thể sau khi đã trừ đi phần của họ.
Tỷ lệ thu thuế: là tỷ lệ % căn cứ theo ngành, nghề kinh doanh. Trường hợp thu nhập từ Youtube thì tỉ lệ thu thuế lần lượt là 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN.
Tóm lại, các đối tượng là Youtuber, Blogger, kinh doanh trên Facebook… phải nộp thuế với số tiền bằng 7% tổng doanh thu.
Sau khi đã tính toán được số thuế phải nộp, cá nhân sử dụng tờ khai thuế mẫu 01/CNKD (mẫu ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) để kê khai thuế theo hình thức Hộ kinh doanh.
Về địa điểm kê khai thuế, cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cần nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Trên đây là quy định về việc kê khai thuế TNCN từ Youtube, Facebook, Google,... Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp các thông tin về kê khai thuế TNCN, thủ tục nộp thuế. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
SenNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất