Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Quy định về xuất hóa đơn đầu ra và bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào

Hiện nay, trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp khi mua hàng hóa để xuất bán cho khách hàng có thắc mắc: Khi chưa nhận được hóa đơn từ bên bán, doanh nghiệp vẫn thực hiện bán hàng hóa, đồng thời xuất hóa đơn đầu ra cho người mua có được hay không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về việc bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào qua bài viết dưới đây của iHOADON nhé.

1. Quy định pháp luật về việc bán hàng không có hóa đơn đầu vào

Quy định của pháp luật về bán hàng không có hóa đơn đầu vào

Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.”

Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác. Theo đó, với các hàng khi bên bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào, không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị xử phạt như sau:

- Áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng

+ Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật

+ Kéo dài thời gian sử dụng của hàng hóa bằng cách đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn, bao bì hàng hóa.

+ Kinh doanh các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

+ Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có chứa hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật. Qua đó gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

Dưới đây là mức xử phạt đôi với các hành vi vi phạm hàng hóa không có hóa đơn đầu vào:

Mức phạt đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 điều này

Giá trị hàng hóa vi phạm

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng 

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng

 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên

 - Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm

+ Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi

+ Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện

2. Xuất hóa đơn đầu ra mà không có hóa đơn đầu vào

Xuất hóa đơn đầu ra mà không có hóa đơn đầu vào

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ như sau: 

  • Đối với hoạt động bán hàng hóa, thời điểm lập và xuất hóa đơn phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc là quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua (không phân biệt đã thu được tiền hay là chưa)
  • Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, thời điểm lập và xuất hóa đơn phải là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ đó (không phân biệt đã thu tiền hay chưa), nếu đã thu tiền trước thì thời điểm lập và xuất hóa đơn chính là ngày thu tiền.
  • Đối với việc giao hàng hóa nhiều lần thì cần phải lập/xuất hóa đơn cho mỗi lần giao về khối lượng và giá trị hàng hóa tương ứng.

Vì vậy, đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bên bán khi bàn giao hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện xuất hóa đơn và bàn giao cho bên mua theo đúng quy định. Trong trường hợp, bên bán đã giao hàng cho bên mua mà không xuất hóa đơn là trái pháp luật và đồng nghĩa rằng xuất hóa đơn đầu ra mà không có hóa đơn đầu vào là trái pháp luật. Do đó, việc bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào là không đúng theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Nếu nhà cung cấp đã giao hàng cho doanh nghiệp nhưng chưa xuất hóa đơn thì tuyệt đối doanh nghiệp không được xuất hóa đơn đầu ra cho khách nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

3. Hướng dẫn cách xử lý hàng hóa không có hóa đơn đầu vào

Cách xử lý hàng hóa không có hóa đơn đầu vào

Để xử lý hàng hóa không có hóa đơn đầu vào, kế toán có thể thực hiện theo một trong các cách dưới đây:

Cách 1: Vay, mượn hàng hóa, khi nào có sẽ trả lại

Kế toán có thể thực hiện vay, mượn hàng hóa để xuất và khi nào có hàng sẽ trả lại là được

Bởi lẽ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT- BTC thì:

“Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”

Hàng hóa không có hóa đơn đầu vào khi chuyển sang hình thức vay, mượn, có chứng từ ghi rõ việc vay mượn thì hoàn toàn không cần có hóa đơn đầu vào với hóa đơn đã xuất.

Cách 2: Mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa

Kế toán thực hiện mua hóa đơn lẻ theo số lượng hàng hóa như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa việc mua hàng không có hóa đơn đầu vào.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về việc bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào. Hãy đảm bảo luôn có đầy đủ hóa đơn trong quá trình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để tránh rủi ro nhé. 

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng  0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam