Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Dự kiến 260.000 Doanh nghiệp và 110.000 hộ kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử

Vẫn chưa có Nghị định chi tiết cho Hoá đơn điện tử

HĐĐT đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, trong năm 2017 số lượng hoá đơn điện tử được sử dụng tăng đáng kể, đặc biệt là việc áp dụng gần như hoàn toàn của nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Điện tử với 289 triệu HĐĐT; Tập đoàn Bưu chính viễn thông khoản 96 triệu HĐĐT; Tập đoàn viễn thông Quân đội sử dụng tương đương 42 triệu HĐĐT và Tổng công ty hàng không Việt Nam là 2 triệu HĐĐT/năm.

Việc áp dụng HĐĐT vào thực tế tại đơn vị thể hiện ưu điểm ngay từ bước đầu tiên là đăng ký phát hành hoá đơn trực tuyến, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đặc biệt có thể sử dụng ngay hoá đơn khi đăng ký đối với DN sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế. Đặc biệt, sử dụng HĐĐT trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không chỉ tiết kiệm được chi phí lưu trữ, bảo quản, nhân sự bằng cách hỗ trợ khách hàng trực tiếp truy cập vào website để xem và tải hoá đơn khi cần. Hơn thế nữa, đối với các cơ quan ban ngành nhà nước quản lý, tiết giảm tối đa nhân sự cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu đơn vị, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn.

Hiện nay, hành lang pháp lý hiện hành được quy định cho HĐĐT chỉ bao gồm Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 51/2010/NĐ-CP được triển khai qua 7 năm bộc lộ nhưng bất cập và nhiều thiết sót. Quy định về in ấn, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn được xây dựng chủ yếu cho việc áp dụng hoá đơn giấy nay đã không còn phù hợp với hệ thống triển khai hoá đơn điện tử, hệ thống thủ tục hành chính trực tuyến mới, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 51 đang được Bộ Tài chính đề xuất ban hành và dự kiến thực hiện trong năm 2018. Dự thảo nghị định về HĐĐT mới quy định chi tiết các điều kiện quản lý HĐĐT, đảm bảo các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính thuế, quy trình lộ trình áp dụng HĐĐT toàn quốc, đồng thời hạn chế được việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận, trốn thuế.

áp dụng hóa đơn điện tử

Đối tượng nào nằm trong lộ trình áp dụng HĐĐT? 

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức,các hộ kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ một tỷ đồng trở lên phải sử dụng HĐĐT thay thế cho hoá đơn giấy trước đây. Như vậy ước tính cả nước sẽ có khoảng 110.000 hộ, cá nhân kinh doanh và 260.000 DN đáp ứng điều kiện này. Đặc biệt, với một số đối tượng kinh doanh lĩnh vực đặc thù là nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng có doanh thu năm trước liền kề từ một tỷ đồng trở lên phải sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế, được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế, hoặc được khởi tạo từ thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt có kết nối với ngân hàng. Với các đối tượng còn lại, có thể đăng ký sử dụng HĐĐT nếu có nhu cầu thực tế.

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán lập HĐĐT để giao cho người mua theo chuẩn định dạng, dữ liệu, ký số mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, giá trị hàng hoá theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế. Dữ liệu HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ dành phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin HĐĐT cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Thực tế hiện nay các DN trong các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm… đã thực hiện giao dịch điện tử với khách hàng. Bộ Tài chính đề xuất để các DN này tiếp tục sử dụng HĐĐT. Dự thảo nghị định cũng quy định việc áp dụng HĐĐT được thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thay vì văn bản giấy như trước, và hồ sơ được giải quyết trong thời hạn 1 ngày.

Ngoài ra, khi kiểm tra hàng hoá lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hoá đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hoá đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm trang bị các thiết bị để tra cứu dữ liệu HĐĐT.

(Nguồn: Dữ liệu http://www.gdt.gov.vn)

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam