Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Sản phẩm, dịch vụ được giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm hoá đơn VAT 10% thì có sao không?

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội, có hiệu lực từ 1/2/2022. Theo đó, từ tháng 2, hầu hết hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% sẽ được giảm xuống còn 8%, áp dụng đến hết năm 2022, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Vậy nếu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thuộc nhóm sản phẩm, dịch vụ được giảm thuế nhưng đơn vị xuất nhầm hoặc muốn giữ nguyên hoá đơn với mức thuế VAT cũ là 10% thì có sao không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm VAT 10% thì có sao không?

Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm VAT 10% thì có sao không?

Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn VAT 10% thì có sao không?

Về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ, Tổng cục Thuế đã có Công điện số 02/CĐ-TCT về vấn đề này.

Hiện tại, vẫn còn một số trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% (đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%) theo quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ vì vậy, Tổng cục thuế nhấn mạnh: đối với các trường hợp cố tình vi phạm, phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm VAT 10% thì có sao không?

Công điện về việc đẩy mạnh triển khai, thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị Quyết 43

Như vậy, đối với trường hợp đơn vị vẫn xuất hoá đơn giữ nguyên 10% cho các sản phẩm, dịch vụ được giảm thuế xuống 8% mà không áp dụng giảm thuế theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật

Hoá đơn VAT 8% nhưng xuất hóa đơn nhầm VAT 10% thì phải làm gì?

Trường hợp NNT đã xuất nhầm hoá đơn ghi thuế suất 10% cho hàng hoá, dịch vụ thuộc diện được áp dụng thuế suất 8% từ 1/2/2022 thì NNT lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hoá đơn đã lập. Hoá đơn mới ghi thuế suất đúng là 8%

Trường hợp đã lập hoá đơn ghi thuế suất 8% nhưng không tách riêng mà ghi chung trên một hoá đơn hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau thì NNT cũng phải lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn đã lập: tách riêng hoá đơn có thuế suất 8%

Cụ thể:

- Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót

- Người bán lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh/ thay thế cho người mua;

- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh/ thay thế, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Như vậy, khi lỡ xuất nhầm hóa đơn theo thuế suất VAT 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%, kế toán cần phải lập lại hoá đơn điều chỉnh/ thay thế và phải có sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua.

Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Việc xử lý hoá đơn ghi sai thuế suất đơn vị có thể tham khảo thêm Điểm b Khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm VAT 10% thì có sao không?

Hoá đơn VAT 8% nhưng xuất hóa đơn nhầm VAT 10% thì phải làm gì?

Lưu ý về giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022

- Nếu mặt hàng được giảm thuế 8% nhưng doanh nghiệp vẫn xuất 10% => Bên bán phải nộp 10%. Bên mua được khấu trừ 8%

- Nếu mặt hàng chịu thuế 10% nhưng DN xuất 8% => Bên bán sẽ bị truy thu 2% + tiền chậm nộp + phạt kê khai sai. Bên mua chỉ dc khấu trừ 8%

- Đối với các trường hợp hàng hoá, dịch vụ đã bán, cung cấp trong tháng 1 nhưng sang tháng 2 mới lập hoá đơn => Không được áp dụng thuế suất 8% mà vẫn xuất theo thời điểm phát sinh doanh thu: KCT, 0%, 5%,10% .

- Hoá đơn đã xuất trong tháng 1/2022 nhưng tháng 2/2022 mới phát hiện sai sót => Lập hoá đơn mới nhưng thuế suất áp dụng vẫn là mức thuế suất tại thời điểm tháng 1/2022 vì hàng hoá, dịch vụ đã bán, cung cấp vào tháng 1/2022

- Với hoá đơn điều chỉnh cho hoá đơn phát sinh trước 1/2/2022 => Thuế suất đi theo hoá đơn bị điều chỉnh không chịu thuế, 0%,5%,10% hoặc 70%,100% với 1 số ngành nghề được giảm cho Tháng 11 và 12/2021

- Khi tra cứu phụ lục 1, 2, 3 các ngành nghề kinh doanh cũng như HScode khi bán hàng hoặc khi nhập khẩu theo ND 15/2022 để biết mình có thuộc đối tượng được giảm thuế VAT hay không?

  • Nếu mã sản phẩm, mã HS code và tên hàng hoá, dịch vụ có trong phụ lục (kể cả trường hợp có chức năng của sản phâm không giống nhau) => KHÔNG được giảm thuế GTGT;
  • Ngược lại nếu không có trong phụ lục => ĐƯỢC giảm thuế GTGT

Mã sản phẩm đơn vị có thể tra cứu thông qua Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg.

Trên đây là giải đáp chi tiết về việc Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn VAT 10% thì có sao không? Hoá đơn VAT 8% nhưng xuất hóa đơn nhầm VAT 10% thì phải làm gì? Kế toán cần nắm vững để tránh vi phạm quy định pháp luật về hoá đơn.

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HaTT_TT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam