Thuế chống bán phá giá là loại thuế áp dụng riêng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây đe dọa hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Điều kiện, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.
Thuế chống bán phá giá là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016:
Thuế chống bán phá giá được định nghĩa là loại thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây đe dọa hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá
Điều kiện áp dụng thuế chống phá giá là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
- Vấn đề bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây đe dọa. đây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cản trở sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
- Chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của Pháp luật.
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
- Khi áp dụng thuế chống bán phá giá không gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế, xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá theo khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 không quá 5 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực.
Trong một số trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Quy định khi áp dụng thuế chống bán phá giá
- Vấn đề áp dụng, thay đổi hay bãi bỏ thuế chống bán phá giá tuân thủ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá.
- Người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo mức thuế, số lượng hoặc giá trị của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
- Bộ Công thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá
- Bộ tài chính quy định về việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế chống bán phá giá
- Nếu lợi ích của nước Việt Nam bị xâm hại thì căn cứ theo điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội đưa ra biện pháp chống bán phá giá phù hợp.
Trên đây là định nghĩa thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HopLTT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất