Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Hướng dẫn tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là hình thức khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp tìm đến khi cần tìm kiếm nguồn lao động cấp bách tạm thời. Vậy thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động được tính thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một bên thuê lại lao động, sau đó NLĐ được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ với người sử dụng lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh chỉ được thực hiện khi được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng cho một số công việc nhất định. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hoạt động cho thuê lại lao động cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, được thành lập theo quy định của pháp luật

- Thứ hai, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

- Thứ ba, có hoạt động tuyển dụng, giao kết hợp đồng với người lao động, sau đó chuyển giao NLĐ sang làm việc và chịu điều hành của người sử dụng lao động khác, mà vẫn duy trì quan hệ với người cho thuê lại lao động.

Cho thuê lại lao động không áp dụng cho tất cả ngành nghề, vị trí mà chỉ áp dụng với một số ngành, nghề theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

2. Nguyên tắc cho thuê lại lao động

Nguyên tắc cho thuê lại lao động mà các bên cần thuân thủ

Căn cứ theo quy định Điều 53 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với NLĐ tối đa là 12 tháng

- Bên cho thuê lại lao động được quyền sử dụng NLĐ thuê lại trong trường hợp:

+ Đáp ứng được sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian nhất định

+ Thay thế cho người nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, BNN, thực hiện nghĩa vụ công dân

+ Có nhu cầu sử dụng NLĐ trình độ chuyên môn cao.

- Bên thuê lại lao động không được sử dụng NLĐ thuê lại trong các trường hợp:

+ Thay thế cho NLĐ đang trong thời gian tạm đình công, giải quyết tranh chấp lao động

+ Không có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường TNLĐ, BNN

+ Thay thế NLĐ bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu hoặc vì lý do kinh tế, chia,tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Bên thuê lại lao động không được phép chuyển người lao động thuê lại cho một bên sử dụng lao động khác, không được sử dụng NLĐ thuê lại được cung cấp bởi tổ chức không có giấy cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.

3. Hướng dẫn tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN với hoạt động cho thuê lại lao động

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính có hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp người lao động có phát sinh khoản thu nhập từ khen thưởng khi lập thành tích xuất sắc thì các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền công và tiền lương được trả dưới mọi hình thức đều thuộc khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho người lao động và tiến hành kê khai thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo khoản 4 Điều 56 Bộ luật Lao động 2019:

“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

….

4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

Phía doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ phải trả lương cho người lao động thuê lại và không được thấp hơn tiền lương của NLĐ của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, tính chất công việc.

Trên đây là những quy định liên quan đến cho thuê lại lao động và cách tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tiền tăng ca có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Cách tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca, làm thêm giờ

[Giải đáp] Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không?

[Giải đáp] Hợp đồng giao khoán có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Mức đóng thuế TNCN bao nhiêu %?

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam