Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về giá trị để tính thuế trong định giá chi tiết nhất

Giá trị để tính thuế trong định giá là một yếu tố quan trọng để xác định thuế phải nộp theo quy định của pháp luật. Để giúp bạn đọc tìm hiểu nội dung này, bài viết sau đây của iHOADON sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến giá trị để tính thuế trong định giá. Mời các bạn tìm hiểu.

1. Thế nào là giá trị để tính thuế trong định giá?

giá trị để tính thuế trong định giá

Thế nào là giá trị để tính thuế trong định giá?

Giá trị để tính thuế hay giá trị tính thuế (tiếng Anh là Taxable value). Căn cứ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03, giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá ký hiệu TĐGVN 03 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC hướng dẫn: “Giá trị để tính thuế là giá trị dựa trên các quy định của luật pháp liên quan đến việc đánh giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp.”

Theo đó, giá trị để tính thuế là số tiền thể hiện giá trị tài sản được quy định trong các văn bản pháp lý, làm căn cứ để ra số tiền thuế phải nộp cho nhà nước.

2. Đặc điểm của giá trị để tính thuế trong định giá

giá trị để tính thuế trong định giá

Đặc điểm của giá trị để tính thuế trong định giá

Để xác định giá tính thuế cần dựa vào giá trị thị trường. Tuy nhiên, giá trị tính thuế thường được nhà nước sử dụng trong một thời gian dài, trong khi giá thị trường luôn biến động. Do đó, không thể coi giá trị tính thuế là giá trị thị trường.

Giá trị thị trường là số tiền trao đổi ước tính về một tài sản vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau quá trình tiếp thị công khai mà các bên cùng hành động khách quan, hiểu biết, không bị ép buộc.

3. Quy định về giá trị phi thị trường trong định giá tài sản

giá trị để tính thuế trong định giá

Quy định về giá trị phi thị trường trong định giá tài sản

Căn cứ Khoản 2, Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 quy định cụ thể như sau:

Giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của một tài sản tại thời gian, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường. Giá này căn cứ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chức năng, công dụng tài sản, những lợi ích tài sản mang lại khi sử dụng, giá trị đối với người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị tính thuế hoặc các giá trị khác. Theo đó:

  • Giá trị tài sản bắt buộc phải bán là tổng số tiền thu về từ bán tài sản trong điều kiện thời gian giao dịch để bán tài sản quá ngắn, cần có để thực hiện giao dịch theo giá trị thị trường, người bán chưa sẵn sàng bán hoặc bán không tự nguyện. Khi đó, giá cả là giá trị tài sản bắt buộc phải bán, không phản ánh giá trị thị trường.
  • Giá trị đặc biệt là giá trị của tài sản có đặc tính đặc biệt chỉ được một số người mua đặc biệt hoặc người sử dụng đặc biệt quan tâm. Giá trị đặc biệt gồm: Giá trị tài sản trong quá trình sử dụng, giá trị tài sản thị trường hạn chế, giá trị tài sản chuyên dùng và giá trị đặc biệt khác.
  • Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản với nhà đầu tư theo những mục tiêu đã xác định. Giá trị đầu tư liên quan đến tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt với những mục tiêu và tiêu chí đầu tư xác định. Động lực để nhà đầu tư tham gia vào thị trường là vì sự khác biệt giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường của một tài sản.
  • Giá trị để tính thuế là giá trị dựa căn cứ theo quy định của luật pháp về việc đánh giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp.

Như vậy, đối với định giá, để tính thuế trong định giá cần lưu ý về loại giá trị phi thị trường. Đây là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường.

Cơ sở của việc xây dựng khái niệm giá trị phi thị trường cũng xuất phát trực tiếp từ khái niệm giá trị tài sản: là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, những lợi ích mà tài sản mang lại được các chủ thể đánh giá khác nhau tùy thuộc vào công dụng hay tính hữu ích của tài sản đối với mỗi người, bối cảnh sử dụng và giao dịch cụ thể của từng tài sản. Đó là cơ sở của việc ước tính giá trị tài sản đối với mỗi người, lý do dẫn đến sự phong phú của các khái niệm giá trị.

Trên đây là bài viết giúp bạn đọc tìm hiểu về giá trị để tính thuế trong định giá. Đây là một nội dung quan trọng. Hy vọng rằng, với những thông tin mà EFY Việt Nam chia sẻ trên đây đã giúp các bạn giải đáp các thắc mắc bạn quan tâm.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và những quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và miễn giảm thuế theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022

Tìm hiểu về vé điện tử được quy định tại Thông tư 78

SenNTH

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam