Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

[Giải đáp] Phiếu xuất kho có bắt buộc phải đóng dấu không? Quy định về đóng dấu xuất kho

Phiếu xuất kho là một mẫu phiếu quan trọng trong quá trình quản lý hàng hóa và xuất kho của doanh nghiệp. Vậy phiếu xuất kho có bắt buộc phải đóng dấu không? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin chi tiết nhé.

1. Phiếu xuất kho là gì?

Phiếu xuất kho là gì?

Hiện nay, Pháp luật chưa có định nghĩa chính xác về phiếu xuất kho. Có thể hiểu phiếu xuất kho là mẫu phiếu ghi lại thông tin về số lượng nguyên, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa được xuất từ trong kho của doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước.

Phiếu xuất kho được dùng để:

- Sử dụng phiếu xuất kho sẽ giúp quản lý, theo dõi số lượng hàng hóa, vật tư, nguyên liệu khi xuất kho để kế toán hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh. Từ đó là cơ sở tính được giá thành của sản phẩm, dịch vụ.

- Việc ghi chép phiếu xuất kho giúp doanh nghiệp theo dõi việc quản lý biến động hàng hóa trong kho để có những điều chỉnh, bổ sung về số lượng cho hợp lý.

- Phiếu xuất kho là căn cứ để đánh giá tình hình kinh doanh, buôn bán hàng hóa của các doanh nghiệp.

Phiếu xuất kho cần phải đảm bảo tính chính xác, khách quan để tạo thuận lợi cho kế toán đối chiếu với hóa đơn, chứng từ.

Một phiếu xuất kho sẽ được lập và có thể ghi chép cho nhiều loại hàng hóa, vật tư, trang thiết bị… trong kho chuyển kho người nhận, người mua.

2. Phiếu xuất kho có bắt buộc phải đóng dấu không?

Phiếu xuất kho có bắt buộc phải đóng dấu không?

Việc lập và ký đóng dấu phiếu xuất kho cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trên mẫu phiếu xuất kho theo thông tin dưới đây:

- Góc bên trái của phiếu xuất kho ghi rõ tên đơn vị hoặc đóng dấu của đơn vị, bộ phận kho.

- Phiếu xuất kho có thể lập cho một hoặc cùng lúc nhiều loại vật tư, sản phẩm, trang thiết bị cùng kho cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc sử dụng cho cùng một mục đích.

- Phiếu xuất kho ghi rõ: Họ tên người nhận, số ngày tháng năm lập phiếu, lý do xuất kho, địa điểm kho xuất.

- Bảng gồm các cột A, B, C, D ghi rõ: STT, tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, mã ký hiệu, đơn vị tính của vật tư, sản phẩm, hàng hóa, trang thiết bị.

- Cột 1 ghi số lượng vật tư theo yêu cầu của người xuất kho

- Cột 2 thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu)

- Cột 3, 4 ghi đơn giá (tùy theo hạch toán của doanh nghiệp), tính thành tiền của từng loại. (Cột 4 = Cột 2 x Cột 3)

- Dòng cộng ghi tổng số tiền của tất cả các vật tư đã xuất kho

- Dòng tổng số tiền viết bằng chữ: ghi rõ số tiền bằng chữ trên phiếu

- Phiếu xuất kho do kế toán kho, bộ phận quản lý lập thành 3 liên. Sau khi lập sẽ chuyển cho giám đốc hoặc người có ủy quyền kiểm duyệt rồi giao cho thủ kho để xuất hàng.

Thủ kho căn cứ theo số lượng xuất, điền số lượng xuất thực tế vào cột 2 và ký nhận tên vào phiếu xuất

+ Liên 1 của phiếu xuất kho sẽ được lưu ở bộ phận lập phiếu.

+ Liên 2 được thủ kho ghi giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển lại cho bộ phận kế toán để ghi vào cột 3,4 và sổ kế toán.

+ Liên 3 được người nhận vật tư giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

3. Quy định về cách đóng dấu và ký tên theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Quy định về cách ký tên và đóng dấu theo nghị định 30/2020/NĐ-CP

Căn cứ theo nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về cách đóng dấu và ký tên như sau:

3.1 Ký tên phiếu xuất kho

Đối với cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30 có quy định:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền ký tất cả các văn bản do tổ chức ban hành và có thể giao cho cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cho cấp trưởng.

- Khi ký thay người đứng đầu cơ quan tổ chức phải ghi viết tắt chữ “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Nếu cấp phó được giao trọng trách điều hành thì ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Đối với cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30 quy định:

- Người đứng đầu cơ quan tổ chức thay mặt cho tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan.

Cấp phó của người đứng đầu được thay mặt tập thế ký thay người đứng đầu cơ quan những văn bản được ủy quyền và những văn bản thuộc lĩnh vực phân công chuyên trách.

- Khi ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên của cơ quan.

Đối với ký thừa ủy quyền

- Trường hợp đặc biệt khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

- Ký thừa ủy quyền thực hiện bằng văn bản ủy quyền, có giới hạn về nội dung và thời gian được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền sẽ không được ủy quyền lại cho người khác ký.

- Khi thực hiện ký ủy quyền cần ghi ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Đối với ký thừa lệnh

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30 có quy định:

- Người đứng đầu cơ quan có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số văn bản.

- Người thừa lệnh có quyền giao cho cấp phó ký thay nhưng phải tuân thủ theo quy định trong quy chế làm việc

- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan.

3.2 Nguyên tắc đóng dấu phiếu xuất kho

Đóng dấu chữ ký

Căn cứ theo Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 quy định:

- Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.

- Dấu được đóng sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không được đóng dấu trước khi chưa có chữ ký của người có thẩm quyền.

- Đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng trùm lên ⅓ chữ ký về phía bên trái

- Đóng dấu rõ ràng, đúng chiều, dùng mực màu đỏ theo quy định.

Đóng dấu treo

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 quy định

- Cách đóng dấu treo do người đứng đầu cơ quan tổ chức quy định. Thông thường sẽ được đóng ở đầu trang, trùm lên một phần tên cơ quan hoặc tên phụ lục kèm theo văn bản chính.

- Đóng dấu treo không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Đóng dấu giáp lai

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020

- Đóng dấu giáp lai là đóng vào khoảng mép phải của văn bản hay phụ lục, bao trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng tối đa 5 tờ văn bản.

- Tùy theo \từng Bộ, ngành mà có quy định về cách thức đóng dấu giáp lai khác nhau.

Trên đây là giải đáp thắc mắc: Phiếu xuất kho có bắt buộc phải đóng dấu không? Quy định về đóng dấu và ký tên trên phiếu xuất kho. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 900 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam