Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Giám sát trọng điểm là gì? Những trường hợp nào người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế?

Trong nhiều trường hợp, người nộp thuế sẽ bị áp dụng biện pháp nghiệp vụ giám sát trọng điểm. Vậy giám sát trọng điểm là gì? Trường hợp nào thì người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Giám sát trọng điểm là gì?

Giám sát trọng điểm là gì?

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC, giám sát trọng điểm là việc Cơ quan Thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế được đánh giá là có rủi ro cao về thuế hoặc người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực, từng thời kỳ, trên từng địa bàn.

2. Trường hợp nào người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế?

Trường hợp nào thì người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế

Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế có các dấu hiệu sau:

- Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng nghi ngờ theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.

- Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về hành vi vi phạm đến thuế, hóa đơn, chứng từ.

- Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc trọng điểm nên cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế

- Người nộp thuế được chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định pháp luật, người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình nhưng không đầy đủ theo thời hạn và yêu cầu của cơ quan thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế cho phù hợp.

Tổng cục Thuế quy định về việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp.

3. Biện pháp áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân

Các biện pháp áp dụng quản lý rủi ro với người nộp thuế là cá nhân

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, người nộp thuế là cá nhân sẽ được phân loại theo các mức độ rủi ro. Mỗi một mức độ sẽ áp dụng biện pháp quản lý thuế cho phù hợp. Cụ thể:

(1) Đối với cá nhân, hộ kinh doanh

- Trường hợp rủi ro cao:

+ Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm căn cứ để xác định lại doanh thu, mức thuế của cá nhân, hộ kinh doanh.

+ Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.

- Trường hợp rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách khảo sát cá nhân, hộ kinh doanh và tiếp tục thực hiện các biện pháp để phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

- Trường hợp rủi ro thấp: Lưu hồ sơ và thực hiện phân loại mức độ đánh giá cấp độ rủi ro.

(2) Cá nhân có khoản thu nhập chịu thuế TNCN

- Trường hợp rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế theo quy định hiện hành

- Trường hợp rủi ro thấp và trung bình: Lưu lại hồ sơ, phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo

- Trường hợp cá nhân chịu thuế TNCN thông qua tổ chức trả thu nhập thì kiểm soát qua việc phân tích rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập.

(3) Cá nhân có khoản thu nhập liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất

- Trường hợp rủi ro cao: Phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, phân loại theo mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

Trên đây là những trường hợp người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm? Quá thời hiệu, người vi phạm về thuế còn bị xử phạt không?

Những loại thuế phải nộp người kinh doanh cần lưu ý khi bán hàng online

Trốn thuế là gì? Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có phải hành vi trốn thuế?

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam