Các hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ được quy định cụ thể theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cùng iHOADON tìm hiểu về các hành vi này và mức xử phạt khi vi phạm ra sao nhé.
Đối tượng áp dụng cấm lĩnh vực hóa đơn chứng từ
Căn cứ theo điều 2 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đối tượng áp dụng Nghị định bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã, hộ, các nhân kinh doanh, tổ hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức có hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
- Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí
- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN
- Người nộp thuế, phí, lệ phí
- Tổ chức nhận in hóa đơn chứng từ, cung cấp phần mềm, chứng thực dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử
- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế
- Cơ quan hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
- Các tổ chức liên quan đến quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Các đối tượng này bắt buộc phải chấp hành quy định của Pháp Luật về quản lý hóa đơn, chứng từ theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ
Căn cứ theo quy định tại điều 5, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ như sau:
- Có hành vi gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân mua hóa đơn chứng từ.
- Dung túng, thông đồng, bao che việc các tổ chức cá nhân sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp.
- Nhận hối lộ khi thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại các đơn vị, tổ chức…
- Có hành vi gian dối khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp…
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ
- Hối lộ cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế hoặc các hành vi liên quan khác nhằm mưu lợi bất chính
- Truy cập trái phép, làm sai lệch hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.
Các hành vi vi phạm khác nhau sẽ áp dụng mức xử phạt khác nhau
Tùy theo từng trường hợp vi phạm của các đối tượng khác nhau mà sẽ có mức xử phạt vi phạm về hóa đơn chứng từ theo quy định.
Các tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:
+ Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp để kê khai thuế làm giảm hoặc tăng số tiền thuế phải nộp…
+ Mức phạt từ 1,5 đến 3 lần số tiền trống tuế nếu có 1 đến 3 hành vi tăng nặng trở lên.
- Căn cứ theo quy định tại điều 19, Nghị định 125/2020/NĐ-CP
+ Phạt tiền từ 2 triệu đến 6 triệu đồng đối với hành vi cung cấp các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế, tài khoản người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quá thời gian quy định 5 ngày trở lên.
+ Phạt tiền từ 6 triệu đến 16 triệu đồng đối với hành vi thông đồng, bao che hay không cung cấp thông tin chính xác liên quan đến tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế.
- Căn cứ theo Quy định tại điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp theo quy định tại điều 4 của nghị định này.
Các đơn vị cần nắm rõ các hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ để không bị xử phạt đáng tiếc theo quy định của Pháp Luật.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HopLTT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất