Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Hướng dẫn xử lý hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất [Mới nhất]

Hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất là một trong những sai sót về hóa đơn thường gặp. Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ hướng dẫn xử lý hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất mới nhất theo quy định hiện nay.

1. Hóa đơn đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào là chứng từ mà người bán gửi cho người mua để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa

Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán do đơn vị, doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ lập để ghi nhận thông tin bán hàng.

Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán người bán gửi cho người mua và người mua dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức.

Hóa đơn đầu vào có vai trò quan trọng trong nghiệp vụ kế toán, là cơ sở để hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, giảm trừ thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí sản xuất để điều phối về giá bán, phân phối và thúc đẩy truyền thông.

2. Rủi ro khi hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất

Doanh nghiệp dùng hóa đơn đầu vào bị sai sót có thể gây ra nhiều rủi ro

Hóa đơn đầu vào khi bị sai thuế suất có thể xảy ra nhiều rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Dưới đây là một số rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải:

- Làm tăng thuế suất phải nộp: nếu kê thuế suất tăng so với thuế suất thực của hàng hóa dịch vụ dẫn đến việc doanh nghiệp phải nộp nhiều thuế hơn số thuế thực tế phải nộp.

- Khấu trừ thuế GTGT: Doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT đã thanh toán dựa trên hóa đơn đầu vào không hợp lệ. Việc khấu trừ thuế VAT giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và làm tăng lợi nhuận.

- Hạch toán chi phí: Kê khai hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất có thể dẫn đến việc tính các khoản chi phí bị sai lệch, ảnh hưởng đến các quyết định về dòng tiền của doanh nghiệp.

- Gặp phải rủi ro trong quá trình thanh tra thuế: Khi kê khai hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất làm giảm mức đóng thuế của doanh nghiệp sẽ có thể bị kết luật gian lận thuế dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Rủi ro trong tranh chấp: Hóa đơn đầu vào là bằng chứng quan trong khi xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp và cơ quan thuế. Nếu sai thuế suất khi ghi hóa đơn đầu vào có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không đúng quy định về thuế suất và bị truy thu tiền thuế.

3. Hướng dẫn xử lý hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất

Xử lý hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau khi hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất.

3.1 Trường hợp người bán còn hoạt động

Xử lý hóa đơn đầu vào sai thuế suất khi người bán còn hoạt động, doanh nghiệp thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định sai sót về thuế

Việc ghi sai thuế suất làm tăng hay làm giảm mức thuế phải đóng.

Bước 2: Thông báo cho người bán sai sót về thuế suất

Doanh nghiệp thông báo cho người bán về hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất. Sau khi trao đổi để thống nhất phương án xử lý sai sót và lập biên bản thỏa thuận nếu có.

Bước 3: Người bán xử lý hóa đơn sai sót

Sau khi đã thỏa thuận về cách xử lý hóa đơn sai sót về thuế suất, người bán lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót hoặc hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót về thuế suất.

Sau khi lập xong, người bán thực hiện ký số và gửi đến cơ quan thuế để được cấp mã (nếu là hóa đơn có mã của cơ quan thuế). Sau đó gửi cho người mua

Bước 4: Nhận hóa đơn mới thay thế hoặc hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót về thuế suất.

Người mua nhận hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn sai sót hoặc hóa đơn điều chỉnh, kiểm tra lại một lần nữa xem thuế suất đã được sửa đúng chưa.

Bước 5: Lưu trữ hóa đơn

Doanh nghiệp lưu trữ hóa đơn đầu vào mới cùng đầy đủ hóa đơn gốc, biên bản thỏa thuận và sổ hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật.

3.2 Trường hợp người bán ngừng hoạt động hoặc đã giải thể

Trong trường hợp người bán đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc người bán không hợp tác để điều chỉnh hóa đơn thì doanh nghiệp không thể điều chỉnh hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất.

Đối với những trường hợp này, doanh nghiệp cần thực hiện xử lý như sau:

Bước 1: Báo cáo với cơ quan thuế và xin ý kiến giải quyết về trường hợp hóa đơn đầu vào sai thuế suất.

Bước 2: Xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế

4. Lưu ý khi hóa đơn đầu vào sai thuế suất

Để hạn chế sử dụng hóa đơn đầu vào sai sót về thuế suất, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Kiểm tra kỹ thông tin trên hóa đơn đầu vào trước khi nhận hàng hóa, dịch vụ

- Yêu cầu người bán xuất hóa đơn với đúng thuế suất

- Lưu trữ đầy đủ hóa đơn đầu vào và chứng từ có liên quan

- Nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về luật thuế để biết cách xử lý khi gặp phải các tình huống hóa đơn đầu vào có sai sót.

Sử dụng hóa đơn đầu vào bị sai thuế suất gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xử lý sớm và đúng cách để giảm thiểu những hậu quả xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam