Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Hóa đơn khống là gì? Mức xử phạt khi sử dụng hóa đơn khống

Hiện nay, tình trạng hóa đơn khống ngày càng diễn ra phức tạp và có xu hướng lan rộng. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về hóa đơn khống để tránh gặp phải rủi ro về mặt pháp lý. Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON về nắm rõ mức xử phạt khi sử dụng hóa đơn khống.

1. Hóa đơn khống là gì?

Hóa đơn khống là loại hóa đơn không hợp pháp

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hóa đơn khống được định nghĩa là hóa đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn không có thật một phần hoặc toàn bộ.

Ngoài ra, theo Khoản 9, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc sử dụng hóa đơn chứng từ khống là sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp.

Tóm lại hóa đơn khống là hóa đơn ghi việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế việc mua bán hàng hóa dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ. Việc sử dụng hóa đơn không là hành vi sử dụng không hợp pháp của hóa đơn, chứng từ.

2. Quy định xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn khống

Sử dụng hóa đơn khống bị xử phạt thế nào?

Các quy định xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn khống được quy định cụ thể tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

2.1 Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn khống

Căn cứ theo Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn khống sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp quy định tại Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 và Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Bắt buộc hủy hóa đơn đã sử dụng

Riêng hai trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 và Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ có mức xử phạt riêng. Cụ thể

- Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn:

+ Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, được giảm, hoàn cao hơn so với quy định.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp đủ số tiền thuế bị thiếu, số tiền thuế được miễn, hoàn thuế cao hơn so với mức quy định và số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

- Xử phạt hành vi trốn thuế

+ Phạt tiền một lần với hành vi người nộp thuế trốn thuế có từ một hình thức giảm nhẹ trở lên khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp để làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc khai tăng số tiền thuế được hoàn, miễn giảm.

+ Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, điều này, không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2 lần số thuế trốn với người nộp thuế vi phạm quy định tại khoản 1 điều này có một tình tiết tăng nặng.

+ Phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn với người nộp thuế vi phạm quy định tại khoản 1 điều này có hai tình tiết tăng nặng.

+ Phạt tiền 3 lần số thuế trốn với người nộp thuế vi phạm quy định tại khoản 1 điều này có ba tình tiết tăng nặng trở lên.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế trốn với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn khống

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:

- Thời hiệu áp dụng là 2 năm

+ Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện tại Điểm c, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

+ Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc tại Điểm d, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì thời hiệu tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

- Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 125/2020/NĐ-CP là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.

- Hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nhưng không xác định được ngày làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện sự việc.

Trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội trốn thuế.

3. Hướng dẫn kiểm tra hóa đơn điện tử hợp pháp

Hướng dẫn tra cứu hóa đơn hợp pháp online

Để kiểm tra hóa đơn điện tử có hợp pháp hay không, người dùng kiểm tra thông tin hóa đơn đầu vào theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập website tra cứu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn.

Bước 2: Đăng nhập bằng tên đăng nhập và mật khẩu đã được cung cấp.

Bước 3: Chọn mục “Tra cứu” => Tra cứu hóa đơn.

Bước 4: Chọn tab “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”.

Bước 5: Nhập dữ liệu vào ô “Ngày lập hóa đơn” theo khoảng thời gian muốn tra cứu.

Bước 6: Hệ thống sẽ trả về các hóa đơn đầu vào có mã hoặc không có mã của doanh nghiệp trong khoảng thời gian lựa chọn.

Sử dụng hóa đơn khống, hóa đơn bất hợp pháp sẽ bị xử phạt theo các mức độ khác nhau. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận hóa đơn đầu vào để tránh rủi ro về mặt pháp lý.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam