Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là phương pháp thường xuyên được sử dụng khi áp dụng thuế GTGT. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu khấu trừ thuế GTGT theo quy định pháp luật hiện hành.
Khấu trừ thuế VAT đầu vào
Khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng với các loại thuế hiện nay. Theo đó, chủ thể sẽ không trực tiếp nộp thuế mà tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập.
Với khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào. Hiểu đơn thì thì khi doanh nghiệp mua sản phẩm hay hàng hóa sẽ phải chịu thuế GTGT, đây là số thuế GTGT đầu vào. Và khi doanh nghiệp bán sản phẩm hay hàng hóa đó ra, thì người mua sẽ phải chịu thuế GTGT, đây là số thuế GTGT đầu ra.
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng với các đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp có cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh hoàn tất các hoạt động liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán.
Các đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT còn là các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký và các chủ thể có yếu tố nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Quy định về khấu trừ thuế VAT
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi năm 2013), phương pháp khấu trừ thuế được nêu cụ thể:
- Số thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế VAT đầu ra trừ thuế VAT đầu vào được khấu trừ;
- Số thuế VAT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn VAT;
Thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế VAT. Trong trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán và giá đã có thuế VAT thì thuế đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế VAT xác định;
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn, chứng từ nộp thuế VAT của hàng hóa và đáp ứng điều kiện quy định;
Lưu ý:
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm:
- Các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ hoạt động kinh doanh, mua - bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên 1 tỷ đồng (trừ cá nhân, hộ kinh doanh);
- Các cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế VAT (trừ cá nhân, hộ kinh doanh).
Điều kiện để được khấu trừ thuế VAT
Để được khấu trừ thuế VAT đối với các loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Có hóa đơn theo đúng quy định;
- Cung cấp hóa đơn VAT khi nhập hàng hóa hoắc hoặc chứng từ nộp thuế VAT khâu nhập khẩu;
- Chứng từ xác nhận thanh toán qua ngân hàng;
- Khi nhập hàng hóa trị giá trên 20 triệu (VND), bên mua cần thực hiện giao dịch qua ngân hàng và phải có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng. Trong trường hợp giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt, thì không được khấu trừ thuế VAT và cho vào mục chi phí hợp lý.
Lưu ý:
- Nếu mua hàng hóa từ nhà cung cấp với giá trị thấp hơn 20 triệu (VND) nhưng mua nhiều lần trong một ngày thì khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với những giao dịch thực hiện qua ngân hàng và có chứng từ xác nhận.
- Nếu thực hiện mua xe ô tô dưới 9 chỗ cho doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực vận tải hay du lịch có giá trị trên 1,6 tỷ đồng thì chỉ được khấu trừ VAT theo quy định dưới 1,6 tỷ (VND), số tiền chênh lệch sẽ không được khấu trừ.
Nguyên tắc khấu trừ thuế VAT đầu vào
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh, biếu, tặng, khuyến mãi, quảng cáo chịu thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế VAT đầu vào tổn thất không được bồi thường.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để sản xuất kinh doanh hàng hóa không chịu thuế, không được khấu trừ thuế VAT đầu vào. Trừ các hoạt động viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, hoạt động liên quan đến chuẩn bị cho khai thác dầu khí thì thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Đối với các tài sản cố định, máy móc thiết bị, sản xuất vũ khí quốc phòng an ninh và sử dụng cho các tổ chức tín dụng như bảo hiểm, chứng khoán. Thì thuế VAT đầu vào phải tính vào nguyên giá hoặc chi phí được trừ và không được khấu trừ.
Đối với hàng hóa mua vào mỗi lần có giá trị từ 20 triệu (VND) trở lên, phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì đơn vị thực hiện hạch toán tiền thuế VAT không được khấu trừ vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí tính thuế TNDN.
Các doanh nghiệp, công ty không được khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với hóa đơn có các dấu hiệu như hóa đơn không đúng quy định, hóa đơn không ghi hoặc ghi sai tên, hóa đơn không ghi mã số thuế, địa chỉ người bán - mua. Hoặc sử dụng hóa đơn khống, giả, bị tẩy xóa hay hóa đơn ghi sai giá trị thực tế.
Tổng hợp các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT
Căn cứ theo Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (được sử đổi bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định về các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT bao gồm:
- Hóa đơn chứng từ không hợp lệ
+ Hóa đơn bị tẩy xóa, sửa chữa làm mất đi tính xác thực
+ Hóa đơn không đúng mẫu theo quy định, không có chữ ký hoặc dấu của người bán
+ Hóa đơn không có đầy đủ các thông tin theo quy định như thông tin về người mua, người bán, số lượng, đơn giá, loại hàng hóa…
+ Hóa đơn khống là hóa đơn không có giao dịch thực tế.
- Hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Một số loại hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, tiếp khách sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
- Hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng không có chứng từ thanh toán tiền mặt
Trong trường hợp nếu hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế GTGT
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào bị hạn chế hoặc cấm
+ Hàng hóa nhập lậu, hàng cấm
+ Hàng hóa dịch vụ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như xăng dầu, rượu bia…
- Một số trường hợp khác như hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh hoặc không có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc khấu trừ thuế GTGT không đúng quy định có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Chịu phạt vi phạm hành chính
- Nhiều trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Bị cơ quan Thuế điều chỉnh tăng số thuế phải nộp
Nếu Thuế GTGT không được khấu trừ thì cần xử lý như sau:
- Kiểm tra lại hóa đơn, chứng từ xem đã chính xác và đầy đủ theo quy định hay chưa
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào giá thành sản phẩm
- Tìm hiểu về luật thuế GTGT để tránh các vi phạm.
Trên đây là nội dung liên quan đến khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Hiểu rõ các quy định liên quan đến khấu trừ thuế giúp doanh nghiệp hạch toán chính xác và hiệu quả hơn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế GTGT theo quy định
Phân biệt nhóm đối tượng: Không chịu thuế, không phải kê khai tính nộp thuế và đối tượng chịu thuế GTGT 0%
Căn cứ phát sinh và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định
ThuongNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất