Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

[Giải đáp] Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không?

Người lao động khi làm việc trong môi trường độc hại tùy từng mức độ và vị trí sẽ được nhận thêm một khoản tiền phụ cấp độc hại. Vậy phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có câu trả lời nhé.

1. Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nhằm bù đắp tổn hại về tinh thần, sức khỏe, thậm chí là suy giảm khả năng lao động.

Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, tùy vào từng vị trí và mức độ khác nhau mà khoản phụ cấp độc hại sẽ khác nhau.

Người lao động thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt nguy hiểm, đặc biệt độc hại căn cứ theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm:

– Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi;

– Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may;

– Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi – chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia;

– Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng; Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá;

– Địa chính; Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục – Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát;

– Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục – đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.

2. Phụ cấp độc hại có được miễn tính thuế TNCN không?

Phụ cấp độc hại được miễn tính thuế TNCN

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN sửa đổi về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó khoản phụ cấp độc hại là khoản thu nhập được miễn thuế.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định về các khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Tóm lại phụ cấp độc hại được miễn tính thuế thu nhập cá nhân.

3. Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất

Hướng dẫn tính mức hưởng phụ cấp độc hại

Có 3 trường hợp tính phụ cấp độc hại như sau:

Trường hợp 1: NLĐ làm công việc độc hại, nguy hiểm không thuộc nhà nước thì khoản phụ cấp độc hại phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Trường hợp 2: NLĐ làm công việc độc hại, nguy hiểm thuộc công ty nhà nước thì mức phụ cấp độc hại sẽ được tính như sau:

+ Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề,

+ Công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phụ cấp độc hại được tính như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp độc hại từ ngày 01/07/2019

Đối tượng áp dụng

1

0,1

149.000đ

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

- công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

2

0,2

298.000đ

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

3

0,3

447.000đ

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

4

0,4

596.000đ

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên.

 

Trên đây là giải đáp thắc mắc: Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tiền tăng ca có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Cách tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca, làm thêm giờ

Thế nào là thuế xuất nhập khẩu? Các trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu theo quy định

Hướng dẫn tra cứu, kiểm tra hoá đơn theo Thông tư 78 và Nghị định 123 hợp lệ, hợp pháp

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam