Ngày 17/9/2021 vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 78/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế 2019 và nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Thông tư 78 đã có một số quy định mới, thay đổi so với Thông tư 32. Vậy Thông tư 78/2021/TT-BTC có những điểm khác biệt nào so với thông tư 32/2011/TT-BTC? Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản và quan trọng Thông tư 32 và Thông tư 78.
So sánh một số điểm khác biệt giữa Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 78/2021/TT-BTC
Thông tư 78/2021/TT-BTC ban hành ngày 17/9/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2022. Thông tư 78 được ban hành với mục đích quy định rõ một số điều khoản tại Luật quản lý thuế 2021 và nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.
Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định chi tiết về thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó, việc triển khai HĐĐT theo nghị định 2020/NĐ-CP sẽ được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Áp dụng 6 tỉnh đầu tiên bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định bắt đầu từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022
- Giai đoạn 2: Áp dụng cho 57 tỉnh thành còn lại từ tháng 4/2022 - 7/2022
Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ về thời điểm, đối tượng áp dụng hóa đơn, cách lập hóa đơn điện tử khi hóa đơn có sai sót… Thông tư 78/2021/TT-BTC đã sửa đổi, cập nhật một số quy định mới về việc sử dụng hóa đơn điện tử so với thông tư 32/2011/TT-BTC. Vậy thông tư 78 có những khác biệt cơ bản, quan trọng nào so với thông tư 32?
Thông tư 78 có hiệu lực vào ngày 01/7/2022
STT |
Nội dung |
Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC |
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC |
1 |
Dữ liệu HĐĐT |
Không đồng bộ lên Cơ quan thuế |
Đồng bộ lên Cơ quan Thuế ngay trong ngày xuất và gửi hóa đơn cho người mua. |
2 |
Đăng ký thông báo phát hành hóa đơn |
Phải làm thông báo phát hành hóa đơn kèm theo mẫu và dải số hóa đơn đăng ký |
Chỉ cần Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế (Đơn đăng ký ký số gửi điện tử) Ký hiệu và mẫu số tự động tham chiếu theo quy định. Số hóa đơn bắt đầu từ 1 cho đến 99.999.999 trong năm. Sang năm bắt đầu lại từ 1. |
3 |
Mẫu hóa đơn |
Bắt buộc đăng ký mẫu hóa đơn khi đăng ký thông báo phát hành |
Không bắt buộc. Mẫu hóa đơn do các đơn vị khởi tạo và chỉ là bản thể hiện của hóa đơn điện tử. |
4 |
Sửa thông tin trên mẫu hóa đơn |
- Với thông tin bắt buộc (tên, địa chỉ): + Nộp TB04 + Trường hợp đổi CQT quản lý: thì nộp thêm BC26 cho CQT chuyển đi; Bảng kê HĐ chưa sử dụng cho CQT chuyển đến - Với thông tin không bắt buộc: + Nộp mẫu mới đính kèm vào Thông báo phát hành đã nộp cho CQT trước đó |
- Với Tên, địa chỉ: + Nộp tờ khai thay đổi thông tin đăng ký cho CQT (Tờ khai ký số gửi điện tử) - Với các thông tin khác: + Có thể tự thay đổi ở mẫu và không cần làm thủ tục gì với CQT |
5 |
Chữ ký số dùng để ký hóa đơn |
Không phải thông báo với Cơ quan Thuế sẽ ký bằng CKS nào |
- Phải đăng ký với CQT ký bằng CKS nào (Khai báo tại tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử) - Khi gia hạn, thay đổi CKS phải thông báo với CQT (Khai báo tại tờ khai thay đổi thông tin đăng ký) |
6 |
Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy |
Có quy định |
Không quy định |
7 |
Xử lý hóa đơn đã xuất có sai sót |
1. HĐ chưa kê khai thuế, chưa gửi người mua - Hủy hóa đơn sai và lập hóa đơn mới 2. HĐ chưa kê khai thuế, đã gửi người mua - Lập biên bản thỏa thuận với người mua về việc thu hồi hóa đơn sai - Hủy hóa đơn sai và lập hóa đơn thay thế 3. HĐ đã kê khai thuế, chỉ sai tên, địa chỉ người mua: - Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn 4. HĐ đã kê khai thuế, sai các thông tin khác tên, địa chỉ người mua - Lập biên bản điều chỉnh - Lập hóa đơn điều chỉnh
|
Không căn cứ vào kê khai thuế hay chưa, Ngườ sử dụng có thể lựa chọn thực hiện thay thế hay điều chỉnh hóa đơn. Cụ thể như sau: 1. Hóa đơn chưa gửi cho người mua: - Hủy hóa đơn sai sót - Gửi thông báo hóa đơn sai sót lên CQT - Lập hóa đơn mới 2. Hóa đơn đã gửi người mua, chỉ sai tên hoặc địa chỉ người mua: - Gửi thông báo hóa đơn sai sót lên CQT - Thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. 3. Hóa đơn đã gửi người mua, sai các thông tin khác tên hoặc địa chỉ người mua: - Có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý sau: + Lập hóa đơn thay thế. Hoặc: + Lập hóa đơn điều chỉnh => Lưu ý: Trường hợp HĐ đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện HĐ tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu. - Gửi thông báo hóa đơn sai sót cho CQT - Lập biên bản thỏa thuận ghi rõ sai sót (Nếu 2 bên có thỏa thuận lập biên bản) |
8 |
CQT rà soát dữ liệu hóa đơn và yêu cầu giải trình nếu phát hiện nghi vấn sai sót |
Chưa quy định |
Có quy định. Khi nhận được thông báo của CQT, đơn vị phải gửi thông báo hóa đơn sai sót cho CQT |
9 |
Báo cáo BC26 |
Có, bắt buộc hàng tháng |
Không còn |
Trên đây là một số điểm khác biệt người nộp thuế cần lưu ý trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC. Thông tư 78 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2021. Vì thế, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị để kịp thời chuyển đổi, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định pháp luật.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
MinhNH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất