Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Tài sản ròng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Vậy tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

1. Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng (Net asset) là tổng tất cả tài sản tài chính và phi tài chính của chủ thể trừ đi các khoản nợ phải trả.

Trong đó:

Tài sản có thể là bất động sản, tiền mặt, máy móc, thiết bị, hàng hóa

Nợ phải trả bao gồm các khoản chưa thanh toán bao gồm ngắn hạn và dài hạn.

Chủ sở hữu của tài sản là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc một quốc gia. Tài sản ròng của quốc gia sẽ được tính bằng tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ.

Tài sản ròng là chỉ số quan trọng đánh giá khả năng thanh toán và tiềm lực về tài chính của quốc gia.

Ý nghĩa của tài sản ròng:

Tài sản ròng là thước đo sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Nếu tài sản ròng lớn sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh và chịu được trước những biến động của thị trường.

+ Nếu tài sản ròng dương thì chứng tỏ khả năng thanh toán của đơn vị tốt

+ Nếu tài sản ròng âm thì khả năng thanh toán kém và gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ.

Ngoài ra, tài sản ròng còn ảnh hưởng đến quyết định tài chính của doanh nghiệp, xác định được khả năng tài chính để đầu tư, trả cổ tức hay giảm nghĩa vụ tài chính.

2. Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Tài sản ròng được chia ra làm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Hiện nay, tài sản ròng trong doanh nghiệp sẽ bao gồm một số tài sản ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể:

2.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động và có chu kỳ sử dụng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.

Tài sản ngắn hạn thường không ổn định và dễ thay đổi hình thái giúp việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Một số tài sản ngắn hạn phổ biến hiện nay gồm:

- Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu nội bộ, phải thu ngắn hạn của khách hàng

- Hàng tồn kho: Hàng hóa, nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường

- Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng)

- Các tài sản ngắn hạn khác: các khoản chi phí trả trước (tạm ứng), ký quỹ ký cược ngắn hạn

2.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là tài sản có chu kỳ sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Tài sản dài hạn thường không có tính linh động, khó quy đổi thành tiền và thường xảy ra các biến động về giá trị.

Một số tài sản dài hạn phổ biến hiện nay:

- Tài sản cố định: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế) của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

- Tài sản cố định thuê tài chính

- Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm các loại máy móc, thiết bị, văn phòng, phương tiện vận tải…

- Tài sản cố định vô hình: Thương hiệu, bản quyền…

- Các khoản phải thu dài hạn: Bao gồm các khoản phải thu có thời hạn trên 1 năm như: phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, phải thu khác…

- Bất động sản đầu tư: Nhà cửa, đất đai với mục đích kinh doanh

- Đầu tư tài chính dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn sau khi đi các khoản dự phòng rủi ro đầu tư ở thời điểm lập báo cáo tài chính

- Tài sản dở dang dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng dở dang dài hạn ở thời điểm báo cáo

- Tài sản dài hạn khác: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng toàn bộ giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng ở thời điểm báo cáo

3. Hướng dẫn tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Hướng dẫn tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Giá trị tài sản ròng là tổng giá trị tài sản của một chủ thể bao gồm tài sản tài chính và tài sản phi tài chính sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.

Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị dựa vào quyền và nghĩa vụ tài chính gắn liền với tài sản đó mà không dựa vào nội dung vật chất. Tài sản tài chính gồm có tài sản thanh toán (tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, séc…) và tài sản đầu tư (chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, trái phiếu…)

Tài sản phi tài chính là những tài sản dựa trên nội dung vật chất mà không dựa vào quyền và nghĩa vụ tài chính gắn với tài sản đó. Các tài sản phi tài chính gồm nhà cửa, máy móc, xe cộ…

Công thức tính giá trị tài sản ròng trong BCTC được xác định như sau:

Giá trị ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả

Trong đó: 

- Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản của một chủ thể, bao gồm tài sản tài chính và tài sản phi tài chính.

-Tổng nợ phải trả là tổng giá trị của tất cả các khoản nợ mà một chủ thể phải trả cho các chủ nợ.

Trên đây là tổng hợp những quy định về tài sản ròng là gì và cách tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp

Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử kế toán cần nắm vững

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam