Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

[Hướng dẫn] Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và các trường hợp áp dụng

Có hai phương pháp tính thuế GTGT hiện nay là tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Tùy vào từng điều kiện của các doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính thuế cho phù hợp. Bài viết dưới đây của iHOADON hướng dẫn tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chính xác nhất.

1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì?

Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì?

Phương pháp tính thuế trực tiếp là việc doanh nghiệp tính thuế GTGT để nộp theo tỷ lệ trên doanh thu của từng loại ngành nghề. Với mỗi một ngành nghề sẽ có mức tỷ lệ khác nhau.

Khi tính thuế theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp chỉ cần có doanh thu là sẽ phải đóng thuế VAT mà không bị phụ thuộc vào mức thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu

2. Trường hợp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Trường hợp nào thì áp dụng tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp gồm:

2.1 Trường hợp 1: Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Căn cứ theo điểm 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định về đối tượng là các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý áp dụng tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.

Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý

(Giá thanh toán bán ra

-

Giá thanh toán mua vào tương ứng)

x

Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý

 

Trong đó:

- Giá thanh toán bán ra: giá thực tế ghi trên hóa đơn bán ra, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

- Giá thanh toán mua vào tương ứng: giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

- Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng vàng, bạc, đá quý là 10%

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý để xác định số thuế GTGT phải nộp liên quan.

Trong kỳ tính thuế nếu:

- Số thuế GTGT phải nộp có giá trị âm thì được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp dương cùng phát sinh từ hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

- Số thuế GTGT dương không đủ bù trừ số thuế GTGT nộp âm thì được kết chuyển để bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp vào kỳ khai thuế kế tiếp trong cùng một năm dương lịch

- Kết thúc năm dương lịch, số thuế GTGT phải nộp âm không được kết chuyển sang năm sau.

2.2 Trường hợp 2: Đối với các hoạt động khác (không bao gồm các hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý)

- Đối tượng áp dụng:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, đang hoạt động có doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ dưới mức 1 tỷ đồng

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú ở Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam và chưa thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức kinh tế khác

Lưu ý các trường hợp trên đều trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì sẽ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ %

 

Trong đó:

- Doanh thu để tính thuế GTGT: chính là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu đối với hai loại doanh thu này.

Khi đó tỷ lệ doanh thu sẽ được tính theo công thức sau:

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải khai thuế theo từng nhóm lĩnh vực tương ứng với từng mức tỷ lệ quy định trên.

+ Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu theo từng nhóm lĩnh vực có tỷ lệ thuế GTGT khác nhau thì phải áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành cơ sở SXKD đó tham gia.

+ Một hợp đồng trọn gói bao gồm nhiều hoạt động thuộc nhiều nhóm ngành nghề có tỷ lệ thuế GTGT khác nhau thì áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành liên quan đến hợp đồng trọn gói.

3. Phương pháp tính thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Phương pháp tính thuế GTGT đối với cá nhân, hộ kinh doanh

- Đối tượng áp dụng:

Cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế GTGT

Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng sẽ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Có 3 Phương pháp tính thuế GTGT đối với với cá nhân, hộ kinh doanh là phương pháp kê khai, theo từng lần phát sinh và phương pháp khoán. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé

3.1 Phương pháp kê khai

- Đối tượng áp dụng:

+ Cá nhân, hộ kinh doanh quy mô lớn

+ Cá nhân, hộ kinh doanh chưa đáp ứng được quy mô lớn nhưng lựa chọn hình thức nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai

Lưu ý:

Cá nhân/hộ kinh doanh thuộc quy mô lớn khi đáp ứng được điều kiện về số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân trên năm hoặc tổng doanh thu của năm liền trước tương ứng với từng nhóm lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm

 

Tổng doanh thu của năm liền trước

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng

Từ 10 người trở lên

hoặc

Từ 3 tỷ đồng trở lên

Thương mại, dịch vụ

Từ 10 người trở lên

hoặc

Từ 10 tỷ đồng trở lên

 

Khi áp dụng phương pháp kê khai thực hiện thuế, tính thuế theo tỷ lệ doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý và sẽ không phải quyết toán thuế.

Cá nhân, hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

3.2 Phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh

- Đối tượng áp dụng

+ Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định gồm: Cá nhân kinh doanh lưu đồng, chủ thầu xây dựng tư nhân, chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”, cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số không lựa chọn tính thuế theo phương pháp kê khai.

Trong trường hợp này, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo tỷ lệ doanh thu thực tế theo từng lần phát sinh.

Cá nhân, hộ kinh doanh không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán nhưng phải lưu trữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp để xuất trình kèm hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

3.3 Tính thuế theo phương pháp khoán

- Đối tượng áp dụng:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

+ Hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán, nếu kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch thì cơ sở xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống đủ điều kiện không phải nộp thuế GTGT

- Cách xác định mức thuế phải nộp:

+ Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và do cơ quan thuế xác định.

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải thực hiện chế độ kế toán.

+ Cá nhân sử dụng hóa đơn bán lẻ thì khi nộp thuế khoán phải lưu trữ đầy đủ và xuất trình các hóa đơn chứng từ, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Trên đây là tổng hợp các nội dung liên quan đến Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

10+ Trường hợp được hoàn thuế GTGT và cách xử lý thuế

Top 3+ Cách đăng ký mã số thuế cá nhân đơn giản, nhanh chóng

Báo cáo chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì? Hướng dẫn nộp báo cáo chứng từ khấu trừ thuế TNCN online

HopLTT

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam