Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Các trường hợp bị ấn định thuế và căn cứ ấn định thuế theo quy định của pháp luật

Ấn định thuế được hiểu là doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo mức thuế cụ thể được cơ quan thuế đặt ra. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng bị ấn định thuế. Vậy, trường hợp nào người nộp thuế bị ấn định thuế và căn cứ ấn định thuế được quy định như thế nào? Cùng iHOADON tìm hiểu nhé.

1. Ấn định thuế là gì?

nguyên tắc ấn định thue

Khái niệm ấn định thuế

Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm ấn định thuế. Tuy nhiên, có thể hiểu ấn định thuế là việc cơ quan quản lý thuế xác định số thuế mà người nộp thuế phải nộp và buộc các chủ thể phải thực hiện.

Nguyên tắc ấn định thuế

Ấn định thuế được quy định tại Điều 49 Luật Quản lý thuế 2019. 

Ấn định thuế phải dựa vào nguyên tắc quản lý thuế và được căn cứ vào mức thu nhập tính thuế. Phương pháp tính thuế phải phù hợp với quy định của pháp luật về thuế và các quy định của pháp luật về hải quan.

Cơ quan quản lý ấn định số thuế người nộp thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số thuế chủ thể phải nộp.

2. Các trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế

các trường hợp bị ấn định thuế

Các trường hợp bị ấn định thuế

Các trường hợp bị ấn định thuế được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. 

Theo đó, các doanh nghiệp, đối tượng sau thuộc trường hợp bị ấn định thuế:

- Không đăng ký thuế;

- Kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác hoặc không kê khai thuế;

- Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc đã bổ sung nhưng không đầy đủ, trung thực và chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;

- Phản ánh không đầy đủ, chính xác, trung thực số liệu trên sổ kế toán hoặc không phản ánh;

- Không xuất trình sổ kế toán, các hóa đơn, chứng từ và tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế;

- Không chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định (trừ trường hợp được hoãn);

- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Thực hiện các giao dịch không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm thuế phải nộp.

3. Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị ấn định thuế

các trường hợp hàng hóa bị ấn định thuế

Hàng hóa - xuất khẩu bị ấn định thuế

Hàng hóa xuất nhập khẩu bị ấn định thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, hàng hóa - xuất khẩu bị ấn định thuế là các đối tượng:

- Doanh nghiệp, người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai và tính thuế;

- Khai thuế không chính xác, đầy đủ hoặc không khai thuế;

- Người khai thuế không cung cấp, từ chối, trì hoãn hoặc kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán và các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp;

- Doanh nghiệp không chứng minh, giải trình hoặc quá thời gian quy định không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp;

- Không phản ánh hoặc phản ánh không chính xác, đầy đủ và trung thực các số liệu trên sổ kế toán;

- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế và thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp;

- Doanh nghiệp không tự tính được số thuế phải nộp;

Và các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác có thẩm quyền phát hiện việc kê khai và tính thuế không đúng với quy định.

4. Căn cứ ấn định thuế 

căn cứ ấn định thuế

Căn cứ ấn định thuế được quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Các trường hợp:

- Cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ, chính xác qua kiểm tra hồ sơ khai thuế;

- Cơ quan thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không chính xác, trung thực khi kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan;

- Hạch toán giá bán không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu hoặc hạch toán giá mua nguyên vật liệu không theo giá thực tế làm tăng chi phí, tăng thuế GTGT được khấu trừ.

- Đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc xác định được nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

Và các doanh nghiệp, người nộp thuế thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 14 thuộc Nghị định trên.

Được căn cứ ấn định thuế dựa trên:

- Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, CSDL thương mại;

- Tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;

- Số thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề và quy mô tại địa phương.

Trên đây là nội dung liên quan đến ấn định thuế, quy định về ấn định thuế liên quan đến các trường hợp người nộp thuế, hàng hóa - xuất khẩu bị ấn định thuế. Hy vọng bạn đọc đã sở hữu được cho mình những thông tin hữu ích.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

ThuongNTH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam