Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thế mà tất cả các doanh nghiệp đều phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu căn cứ tính thuế TNDN và phương pháp tính theo quy định.

1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

khai niem thue TNDN

Hiểu rõ về thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu và được đánh vào thu nhập của người nộp thuế. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập. 

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc thông qua hình thức online.

2. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

can cu tinh thue tndn

Căn cứ tính thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC, căn cứ tính thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế, được tính theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Theo đó, thu nhập chịu thuế và mức thuế suất được tính quy định dưới đây.

2.1. Xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, và thu nhập khác. Các định thu nhập chịu thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Theo đó:

Doanh thu là toàn bộ tiền thu được từ quá trình bán hàng, gia công, cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Các khoản này không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Các khoản chi phí được trừ là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Bên cạnh các khoản chi không được trừ (quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh;

+ Các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Hay khoản chi trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng.

+ Khoản chi có đủ hóa đơn hoặc chứng từ hợp pháp;

+ Khoản chi khi hóa đơn mua từng lần có giá trị từ 20 triệu (VND) trở lên (đã bao gồm GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các khoản thu nhập khác được quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, là các khoản thu chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh. Các khoản thu từ:

+ Chuyển nhượng vốn, chứng khoán;

+ Chuyển nhượng BĐS;

+ Chuyển nhượng dự án đầu tư, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

+ Quyền sở hữu, sử dụng tài sản;

+ Lãi từ tiền gửi, lãi cho vay vốn;

+ Nhượng, bán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ).

2.2. Cách xác định thu nhập miễn thuế TNDN

Các khoản thu nhập được miễn thuế được căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

2.3. Các khoản lỗ được kết chuyển

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là phần chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

Doanh nghiệp sau khi thực hiện quyết toán mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN của năm sau.

Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không được quá 5 năm, kể từ năm sau khi phát sinh lỗ.

3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

thue suat thue tndn

Thuế suất thuế TNDN

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được quy định theo pháp luật và có nhiều mức thuế suất áp dụng khác nhau.

- Mức thuế suất được áp dụng phổ biến nhất là 20%;

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí thì áp dụng mức thuế suất từ 32 - 50%. Mức thuế suất còn được căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ có dự án, phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể;

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm thì mức thuế suất áp dụng là 50%. Trong trường hợp mỏ tài nguyên quý hiếm chiếm từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn có ưu đãi thuế TNDN thì áp dụng mức thuế suất 40%.

Trên đây là nội dung liên quan đến căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phương pháp tính theo quy định. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về phương pháp tính thuế được quy định tại các văn pháp pháp luật và quyết toán thuế TNDN đúng cho cơ quan Thuế.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

ThuongNTH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam