Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về các loại chi phí doanh nghiệp mới nhất 2023

Để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp thì doanh nghiệp đó cần chi trả nhiều loại chi phí khác nhau. Theo đó, các khoản chi phí doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần đóng những khoản phí nào? Mời các bạn cùng iHOADON tìm hiểu bài viết tổng hợp các loại chi phí doanh nghiệp đầy đủ và chính xác nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Chi phí doanh nghiệp là gì?

Chi phí doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, bán hàng hóa dịch vụ, quản lý doanh nghiệp và các khoản tiền thuế doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

chi phí doanh nghiệp

Chi phí doanh nghiệp là gì?

Chi phí có vai trò quan trọng để quản lý doanh nghiệp bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Căn cứ vào những điều kiện sau đây, doanh nghiệp có thể khiến chi phí có thể được tận dụng hiệu quả nhất, bao gồm: 

  • Xác định chi phí rõ ràng cụ thể. 
  • Đảm bảo chi phí phù hợp với thu nhập 
  • Tăng hay giảm chi phí liên quan đến thay đổi của nợ phải trả hoặc giá trị tài sản. 

2. Các loại chi phí doanh nghiệp

Để vận hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần chi trả những khoản chi phí khác nhau. Trong đó bao gồm 2 loại chính: chi phí cố định và chi phí biến đổi được xác định dựa trên sự phụ thuộc vào doanh thu.

chi phí doanh nghiệp

Các loại chi phí doanh nghiệp

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần đóng đầy đủ các khoản phí thành lập doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư. Căn cứ Điều 32, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Theo đó, chi phí thành lập công ty bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
  • Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng.
  • Chi phí khắc dấu doanh nghiệp: Phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Chi phí làm biển công ty: Tùy từng đơn vị làm biển báo giá khác nhau.
  • Mua chữ ký số (Token): Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác xác định là của doanh nghiệp. 
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài: Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ có lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Vốn điều lệ trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài năm trong năm đầu thành lập theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
  • Phát hành HĐĐT, hóa đơn GTGT: HĐĐT là loại hóa đơn ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Trên đây là các khoản chi phí cố định doanh nghiệp cần chi trả khi thành lập và bắt đầu hoạt động doanh nghiệp. 

- Chi phí vật liệu

Một trong các loại chi phí doanh nghiệp khi hoạt động đó là khoản chi về vật liệu. Chi phí vật liệu bao gồm tất cả trị giá của nguyên liệu cần thiết để cho ra sản phẩm. Khoản chi này bao gồm khoản chi cho nguyên liệu chính và khoản chi cho nguyên liệu phụ sử dụng để trực tiếp sản xuất. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ tiền vật liệu khác nhau

- Chi phí nhân công

Khoản tiền chi trả cho nhân viên làm việc bao gồm tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp… Đây là khoản chi phí hoạt động chiếm tỷ lệ lớn trên tổng khoản tiền doanh nghiệp chi trả.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản tiền doanh nghiệp chi trả cho những tài sản cố định khi hoạt động kinh doanh. Số tiền khấu hao gồm 2 dạng là khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình. Trong đó, khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao doanh nghiệp cần chi trả để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc theo thời gian sử dụng. Trong khi đó, chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện qua vật chất nhưng vẫn có trong giá trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, có một vài trường hợp đặc biệt, tài sản của doanh nghiệp không cần trả chi phí khấu hao bao gồm: Tài sản cố định hết giá trị nhưng vẫn sử dụng, Tài sản cố định không được kê khai trong sổ kế toán, Tài sản cố định sử dụng phục vụ phúc lợi NLĐ…

- Các chi phí khác

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cần chi trả một số khoản tiền khác như: phí quản lý, chăm sóc khách hàng, phí quảng cáo,… Đây là khoản tiền không cố định, có thể cắt giảm tùy theo mục đích riêng. Do đó, doanh nghiệp có thể tối ưu khoản tiền này để tăng lợi nhuận.

3. Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

chi phí doanh nghiệp

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí doanh nghiệp bao gồm gồm 2 loại chính: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Để phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi, các bạn có thể tham khảo bảng sau đây:

 

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Khái niệm

Là chi phí không phụ thuộc vào doanh thu hay quy mô sản xuất

Là chi phí phụ thuộc vào doanh thu hay quy mô sản xuất.

Bản chất

Không thay đổi

Có thể thay đổi theo tình hình thực tế

Phân loại

2 loại bao gồm: Chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc

3 loại bao gồm: Chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc và chi phí biến đổi dạng cong.

 

Trên đây bài viết cung cấp nội dung về các loại chi phí doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này đã cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết phục vụ công việc của bạn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và những quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và miễn giảm thuế theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022

Tìm hiểu về vé điện tử được quy định tại Thông tư 78

SenNTH

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam