Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Giai đoạn chuyển tiếp Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP, áp dụng thế nào cho đúng?

Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hoá đơn điện tử có hiệu lực từ 14/11/2019. Tuy nhiên, từ 14/11/2019 đến 31/10/2020 các văn bản pháp lý cũ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực, vậy đơn vị cần hiểu và thực hiện quy định thế nào mới chính xác?

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có nhiều nội dung được thay đổi hoàn toàn so với quy trình, tiêu chuẩn trước đây, đặc biệt là việc khai tử hoá đơn giấy, thay thế hoàn toàn bằng hoá đơn điện tử (HĐĐT), tiến tới định hướng triển khai chứng từ số hoàn toàn theo Luật Quản lý thuế 2019. Để làm rõ hơn các nội dung được quy định trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP, ngày 30/09/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chi tiết.

Tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định thời gian hiệu lực thi hành của Thông tư là từ ngày 14/11/2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp quy định từ 14/11/2019 đến 31/10/2020 thì các văn bản pháp lý cũ như Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/ND-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC,…vẫn còn hiệu lực.

Vậy câu hỏi đặt ra là trong thời điểm từ hiện tại cho đến 31/10/2020 thì thực hiện theo Thông tư nào mới chính xác, quy trình áp dụng ra sao?

Chuyển tiếp thông tư 68

Đó là câu hỏi mà nhiều bạn kế toán quan tâm, EFY Việt Nam cũng nhận được nhiều câu hỏi tương tự từ các doanh nghiệp, tổ chức trong các buổi hội thảo tập huấn thông tư mới hoặc tư vấn khách hàng. Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Ngày 12/09/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong Nghị định có nêu rõ về thời điểm thực hiện bắt buộc chuyển đổi như sau:

Trích Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP:

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”

Điều 36 – Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định giai đoạn chuyển tiếp hiệu lực văn bản:

“2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

3. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.”

Thêm vào đó, Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn bổ sung cụ thể hơn cho Nghị định 119/2018/NĐ-CP:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.

2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);

d) Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

đ) Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;

e) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).

3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.

Khoản 2 Điều 27 – Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định cho giai đoạn chuyển tiếp

2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.

Như vậy, chúng ta xác định được 3 mốc thời gian theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC bao gồm:

  • Trước 01/11/2018: Tất cả các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng hình thức hoá đơn điện tử, hoá đơn đặt in, hoá đơn tự in theo quy định của các văn bản cũ Nghị định 05/2010/NĐ-C; Nghị định 04/2014/NĐ-CP; Thông tư 32/2011/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC; Thông tư 26/2015/TT-BTC…
  • Từ 01/11/2018 đến 31/10/2020: Các đơn vị vẫn áp dụng quy định theo văn bản cũ của Nghị định 05/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

Sau khi cơ quan thuế xây dựng xong hệ thống hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng được điều kiện Nghị định 119/2018/NĐ-BTC sẽ lựa chọn một số đơn vị triển khai áp dụng sớm hệ thống hoá đơn điện tử theo Nghị định 119.

Riêng các đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện sẽ có lộ trình áp dụng riêng của Bộ Tài chính.

  • Từ 01/11/2020 trở đi: Toàn bộ các đơn vị thực hiện tiêu huỷ số lượng hoá đơn giấy đặt in, tự in còn tồn và thực hiện chuyển đổi toàn bộ sang áp dụng hoá đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Các văn bản quy định cũ hết hiệu lực.

Sử dụng hóa đơn theo thông tư 32 đến hết 31/10/2020

Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì việc xử lý các hóa đơn đã xuất, lập theo Thông tư 39 mà bị sai sót thì người bán và người mua thực hiện xử lý theo quy trình hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư 68, cụ thể như sau:

 “Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ- CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập (theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Khi thực hiện hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp lưu ý về các nhà cung cấp đủ điều kiện để tiến hành chọn đúng và được hỗ trợ một cách tốt nhất. Ngày 25/10/2019 cục thuế Thành phố Hà Nội công bố các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tốt nhất và EFY Việt Nam là một trong những nhà cung cấp được tin dùng. (Nguồn: http://hanoi.gdt.gov.vn)

Để doanh nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức về hóa đơn điện tử, Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam sẵn sàng cung cấp các tài liệu mới nhất cũng như các thông tin hỗ trợ của cán bộ chi cục thuế các quận, huyện về hóa đơn điện tử.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI ĐÂY

Văn bản tham khảo:
Nghị quyết 01/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2019
Luật quản lý thuế 2019 – số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019
Thông tư 68/2019/TT-BTC – ban hành ngày 30/09/2019

✅✅Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài 19006142 Bấm phím 2

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

 

PhúcLQ

 

 

 

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam