Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp.Thủ tục giải thể doanh nghiệp năm 2024

Giải thể là việc chấm dứt tồn tại với tư cách một pháp nhân của doanh nghiệp. Vậy giải thể doanh nghiệp là gì? Theo pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều kiện và thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp? Những nội dung này sẽ được iHOADON giải đáp trong bài viết sau đây. Mời các bạn tìm hiểu bài viết này.

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động, sự tồn tại của một doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân và quyền, nghĩa vụ liên quan trên thị trường kinh tế. Việc giải thể doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. Sau khi công ty tuyên bố giải thể sẽ không được phép hoạt động hay thực hiện các công việc kinh doanh dưới danh nghĩa của công ty.

2. Điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp

giải thể doanh nghiệp

Điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp

Theo quy định, các trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể bao gồm:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ nhưng không có quyết định gia hạn.
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp quy định khác theo Luật Quản lý thuế).

Doanh nghiệp chỉ giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài. 

3. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

giải thể doanh nghiệp

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, giải thể thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Lý do giải thể.

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ HĐLĐ.

- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Các khoản nợ khác.

- Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

- Giống nhau:

  • Đều dẫn đến việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi  cho người làm công…)

giải thể doanh nghiệp

So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

- Khác nhau:

Tiêu chí phân biệt

Phá sản

Giải thể

Căn cứ pháp lý chính

Luật Phá sản 2014

Luật Doanh nghiệp 2020

Nguyên nhân

Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi thỏa mãn 2 điều kiện:

+ Do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ (không thể thanh toán nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán)

+ Do Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp giải thể thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

+ Theo quyết định của người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp.

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục nhưng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+ Bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bản chất của thủ tục

Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp, hoạt động của Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục quy định tại Luật phá sản

Giải thể là thủ tục hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức do doanh nghiệp tự quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể

Người có quyền nộp đơn yêu cầu

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

+ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần

+ NLĐ, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong liên tục ít nhất 06 tháng.

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:

+ Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần

+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.

+ Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Thứ tự thanh toán tài sản

+ Chi phí phá sản.

+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với NLĐ, quyền lợi khác theo HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.

+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

+ Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh.

+ Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết.

+ Các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác.

+ Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp tiến hành như sau:

+ Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.

+ Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

+ Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.

+ Triệu tập hội nghị chủ nợ.

+ Phục hồi doanh nghiệp.

+ Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau:

+ Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

+ Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

+ Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.

+ Nộp hồ sơ giải thể.

+ Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Trên đây là bài viết của iHOADON cung cấp cho bạn đọc những nội dung liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp sẽ góp phần làm ổn định trật tự kinh tế và làm lành mạnh môi trường kinh doanh. 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và những quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và miễn giảm thuế theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022

Tìm hiểu về vé điện tử được quy định tại Thông tư 78

SenNTH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam