Nghị định 119/2018/NĐ-CP(NĐ 119) của Chính phủ về Hoá đơn điện tử (HĐĐT) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 quy định các nhóm đối tượng, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chuyển đổi dần từ Hoá đơn giấy sang HĐĐT trong vòng 24 tháng từ 01/11/2018 đến 01/11/2020.
Sau một thời gian tương đối dài triển khai thử nghiệm Hoá đơn điện tử ở nhiều đối tượng doanh nghiệp, tổ chức, trường học đạt được hiệu quả rõ rệt về công tác quản lý với đơn vị và cơ quan Thuế, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao tính công khai, minh bạch, NĐ 119 chính thức được ban hành quy định cụ thể thời gian chuyển đổi Hoá đơn giấy sang Hoá đơn điện tử cho hầu hết các nhóm đối tượng. Trao đổi với báo chí, ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để HĐĐT đi vào cuộc sống theo đúng lộ trình, Tổng cục Thuế đang nhanh chóng hoàn thiện dự thảo thông tư, trình Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn chi tiết việc áp dụng HĐĐT cũng như các quy trình hồ sơ kèm theo.
Lộ trình chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử trong 2 năm 2019 - 2020
NĐ 119 của Chính phủ về HĐĐT đã chính thức có áp dụng từ ngày 1/11/2018 quy định thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) cho các doanh nghiệp (DN) chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người đảm bảo có thể chuyển đổi từ Hoá đơn giấy sang HĐĐT hoàn thiện. Trong thời gian từ 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành.
Ông Cao Anh Tuấn trao đổi thêm, lần đầu tiên một nghị định quy định thời gian cho phép chuyển đổi trong vòng 2 năm. Đây vừa là quy định bắt buộc, nhưng lại tạo thời gian chủ động, linh hoạt trong công tác chuẩn bị cho DN chuyển đổi từ Hoá đơn giấy sang sử dụng HĐĐT đồng bộ trên phạm vi toàn quốc chậm nhất ngày 1/11/2020.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, từ khi NĐ 119 có hiệu lực, không chỉ người nộp thuế (NNT) mà cả cơ quan thuế cũng có thêm thời gian để chuẩn bị về người và hạ tầng, bổ sung quy trình, nghiệp vụ quản lý HĐĐT. Tuy nhiên, trong thực tế, thời gian chuyển đổi là hơn 24 tháng, vì trước 01/11/2018, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, các cơ quan thuế đã triển khai các bước chuẩn bị về cơ sở vật chất như máy móc thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin, điều kiện về con người để khi triển khai đồng bộ toàn quốc có thể đáp ứng yêu cầu ngay.
Hóa đơn giấy được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10/2020 * Trường hợp DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018, thì được tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng kể từ ngày 01/11/2018. * DN, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn giấy của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018, thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10/2020. * Đối với tổ chức sự nghiệp công lập đã sử dụng phiếu thu tiền, thì tiếp tục sử dụng phiếu thu tiền và chuyển đổi dần sang áp dụng HĐĐT (hoặc phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình. |
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, hiện tại ngành Thuế đã triển khai kết nối thông tin trực tuyến giữa cơ quan thuế với các DN trên toàn quốc. Hiện đã có tới 99,9% DN đã kê khai điện tử với cơ quan thuế; trên 95% DN đã thực nộp thuế điện tử, chính là nền tảng quan trọng cho việc triển khai điện tử hoá tất cả các quy trình, hồ sơ giao dịch giữa DN và cơ quan thuế. Ông Tuấn cho biết thêm: “Chúng tôi cũng đang thực hiện kết nối thông tin giữa cơ quan thuế và DN trên toàn quốc; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật, nhân sự đảm bảo việc thực hiện HĐĐT trên diện rộng”.
Song song với đó, Tổng cục Thuế đang nhanh chóng hoàn thiện thông tư hướng dẫn chi tiết cho NĐ 119 để kịp thời triển khai đồng bộ trong phạm vi toàn quốc HĐĐT; đồng thời tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho NNT đảm bảo áp dụng HĐĐT đúng thời gian quy định.
Tra cứu dữ liệu HĐĐT trực tuyến tại mọi nơi
Giải đáp một số thắc mắc, băn khoăn của NNT khi sử dụng HĐĐT, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, NĐ 119 quy định khi sử dụng HĐĐT, cơ sở kinh doanh chỉ cần làm thủ tục đăng ký sử dụng tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, không yêu cầu kèm theo các hồ sơ giấy phức tạp, tốn thời gian, nhân lực và chi phí.
Nghị định 119 quy định về việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp có mã và không có mã của cơ quan thuế. Trong đó, doanh nghiệp cần chú ý đến quy trình đăng ký; ngừng sử dụng; lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử; trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xử lý sai sót hóa đơn điện tử được cụ thể hoá lần lượt như sau: Trường hợp hoá đơn đã gửi cơ quan thuế, nếu người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế để huỷ hoá đơn cũ và lập hoá đơn thay thế. Trường hợp sử dụng hoá đơn có mã của cơ quan thuế thì người bán phải gửi đề nghị cấp hoá đơn trực tuyến đến cơ quan thuế cho mỗi lần phát sinh.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nguyên tắc tra cứu thông tin hoá đơn, hồ sơ để phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng phương pháp truy cập vào Cổng thông tin điện tử -Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử; Đối với trường hợp mất kết nối Internet, doanh nghiệp xuất trình chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền kiểm tra.
Những lưu ý đối với NNT khi áp dụng HĐĐT - Áp dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử… - Hộ kinh doanh có doanh thu từ 3 tỷ đồng/năm phải sử dụng HĐĐT - Áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế đối với DN có rủi ro về thuế - Cấp HĐĐT miễn phí cho các nhóm đối tượng: DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng… - Thời gian hoàn thành việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HĐĐT trước 1/11/2020. |
Thực hiện tốt quy định về hóa đơn điện tử sẽ hạn chế thất thu thuế
Tại phiên họp Quốc hội sáng 31/10/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) về việc quản lý hóa đơn còn chưa chặt chẽ, làm thất thu ngân sách. Qua thanh tra, kiểm tra, có những DN không chỉ không xuất hóa đơn, xuất hoá đơn sai số lượng, nội dung, mà còn có những cá nhân lập nên DN ma chỉ để lợi dụng buôn bán hóa đơn và rút tiền hoàn thuế của Nhà nước. “Thời gian qua, chúng tôi đã phát hiện nhiều trường hợp và phối hợp với các cơ quan chức năng ban ngành, đặc biệt là cơ quan công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao gồm cả xử lý hình sự”, Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ rõ Bộ Tài Chính hiện đã có hành lang pháp lý là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn cung ứng hàng hóa và Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn và trong thời gian tới triển khai bổ sung Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trên thực thế mấy năm vừa qua, Bộ Tài chính đã triển khai rất đồng bộ các giải pháp điện tử hóa nhiều quy trình quản lý như: kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, HĐĐT và đạt được hiệu quả cao không chỉ với việc quản lý của cơ quan thuế mà còn mang lại lợi ích cho DN. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp thực hiện sai quy định về việc lập, xuất hoá đơn, xuất sai số lượng, nội dung để trốn thuế hoặc mua bán hoá đơn giả. Nội dung này sẽ được đề cập chi tiết giải pháp trong Luật Quản lý thuế sửa đổi được trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp 2018. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, tổ chức kinh tế hiểu được mục đích, lợi ích từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ, góp phần làm công khai, minh bạch nền tài chính quốc gia.
Phần mềm hóa đơn điện tử I-HOADON đáp ứng Nghị định 119/2018/NĐ-CP?
Là một đơn vị trong lĩnh vực CNTT, Công ty cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử iHOADON đã được Tổng cục thuế thẩm định và thông qua, cũng là giải pháp hoá đơn điện tử được chứng nhận Sao Khuê 2018. iHOADON được xây dựng trên cơ sở của hệ thống Thông tư, Nghị định của Chính Phủ và Bộ Tài Chính, đồng thời tối ưu quy trình và thao tác cho người sử dụng. EFY Việt Nam đã triển khai iHOADON tại nhiều tỉnh thành đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... với số lượng đơn vị sử dụng ngày càng tăng, đặc biệt là các đơn vị có lượng xuất hóa đơn lớn, mạng lưới chi nhánh nhiều điểm như bệnh viện, trường học, tổng công ty....
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất