Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Khi nào phải chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế? (Cập nhật theo Thông tư 78)

Thông tư 78 ban hành ngày 17/9/2021 đã có nhiều quy định mới về việc sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh quy định về thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử, thông tư 78 cũng quy định về việc Người nộp thuế (NNT) phải chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế. Đây là quy định mới, quan trọng mà NNT cần quan tâm. Vậy khi nào phải chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế?

Khi nào phải chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế?

Quy định về việc chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng cục Thuế theo thông tư 78

Thông tư 78 được đánh giá là có nhiều quy định chặt chẽ hơn, khắt khe hơn nhằm đảm bảo an toàn, minh bạch, tránh tình trạng gian lận trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử. Trong đó, quy định về việc chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế là một quy định mới nhằm giúp hạn chế tình trạng khai khống, sử dụng hóa đơn không đúng mục đích.

Nếu trước đây, người bán chỉ cần xuất hóa đơn cho người mua. Thì hiện nay, theo quy định, bên cạnh việc xuất hóa đơn gửi tới người mua, người bán cũng cần đồng thời gửi hóa đơn điện tử đến cổng thông tin của Tổng cục thuế.

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 78, có hiệu lực ngày 1/7/2022, NNT là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng sẽ được lựa chọn sử dụng HĐĐT từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp này có thể bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí…

Các đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT, người bán cần chuyển dữ liệu đồng bộ lên cổng thông tin của CQT thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử. Ngoài ra, trường hợp người bán kinh doanh xăng dầu, người sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cũng phải thực hiện đồng bộ dữ liệu lên CQT.

Sơ đồ truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử lên CQT

Thời điểm chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng cục Thuế

Thông tư 78 và nghị định 123 đã có các quy định cụ thể về thời điểm chuyển dữ liệu đồng bộ lên Cơ quan Thuế. Cụ thể:

- Theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của CQT sau khi lập đủ các nội dung hóa đơn điện tử gửi cho người mua sẽ đồng thời gửi HĐĐT cho cơ quan thuế. Việc đồng bộ dữ liệu chậm nhất là trong cùng ngày hóa đơn được gửi cho người mua.

- Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng khi việc chuyển dữ liệu cần được thực hiện trong ngày.

- Trường hợp người bán sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, đã khởi tạo từ máy tính tiền thì việc chuyển dữ liệu hóa đơn cũng thực hiện trong cùng ngày xuất hóa đơn.

Như vậy, thời điểm chuyển dữ liệu đồng bộ lên Tổng Cục Thuế chậm nhất là trong cùng ngày người bán xuất hóa đơn gửi cho người mua. Việc chuyển dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử được công nhận bởi Tổng cục thuế.

Cơ quan Thuế có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử để sẵn sàng tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử từ các tổ chức cung cấp truyện nhận. Đồng thời, CQT cần sẵn sàng kết nối với tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đáp ứng tiêu chí theo quy định.

Hãy lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp, truyền nhận hóa đơn điện tử uy tín

Người nộp thuế khi sử dụng HĐĐT theo thông tư 78 cần làm gì?

Theo quy định tại thông tư 78, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hộ/cá nhân kinh doanh đủ điều kiện sẽ sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022. Để việc chuyển đổi, chuyển dữ liệu đồng bộ lên TCT thuận lợi, nhanh chóng, NNT cần:

- Lựa chọn tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đủ điều kiện.

- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế (thông qua phần mềm của tổ chức cung cấp giải pháp)

- Hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử còn tồn theo thông tư 39 (phải thông báo hủy với cơ quan thuế, hủy trên phần mềm hóa đơn điện tử)

- Cập nhật lại chuẩn dữ liệu hóa đơn theo thông tư 78

- Xuất và quản lý hóa đơn điện tử theo thông tư 78.

Như vậy, trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, NNT sẽ phải chuyển dữ liệu đồng bộ lên cổng thông tin điện tử của TCT ngay trong ngày thông qua các tổ chức truyền nhận. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, để việc sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi và kịp tiến độ, NNT cần tìm kiếm, lựa chọn cho mình các tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử và tổ chức truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử uy tín.

EFY Việt Nam là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định, vừa là tổ chức cung cấp giải pháp, vừa là tổ chức truyền nhận được Tổng Cục Thuế thẩm định và công bố. Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp số, EFY Việt Nam hứa hẹn sẽ đem tới cho các doanh nghiệp, tổ chức giải pháp hóa đơn điện tử hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ và có mức giá hợp lý nhất.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TẠI THÔNG TƯ 78/2021/TT-BTC

Hoá đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan Thuế (Cập nhật theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123, Luật Quản lý Thuế 2019)

Khác biệt cơ bản giữa Thông tư 32/2011/TT-BTC và thông tư 78/2021/TT-BTC

MinhNH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam