Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về nợ phải trả. Hướng dẫn cách tính nợ phải trả của doanh nghiệp năm 2023

Thế nào là nợ phải trả? Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả nào? Làm sao để tính nợ phải trả của doanh nghiệp? Đây là một khái niệm vô cùng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy tham khảo bài viết sau đây của iHOADON để tìm hiểu nội dung này nhé!

1. Nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả là số tiền nợ các cá nhân hay doanh nghiệp khác khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua bằng hình thức tín dụng thương mại. Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.”

Tìm hiểu về nợ phải trả

Nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả trong tiếng Anh là account payable hay liabilities.

Một khoản tiền được xem là nợ phải trả của doanh nghiệp khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

- Có nhiều tiềm năng tiền tệ hóa đáng tin cậy.

- Đơn vị thực hiện thanh toán bằng chính nguồn lực tài chính của mình.

- Phải là kết quả công nợ của các giao dịch đã được thực hiện thành công trước đây.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố gây ảnh hưởng tới nợ phải trả bao gồm: Quy mô nợ, Thời hạn thanh toán nợ và Chính sách giá cả hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:

- Quy mô nợ: 

Tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa doanh nghiệp đã mua mà quy mô nợ phải trả lớn hay nhỏ. Quy mô nợ phải trả cho biết số lượng tiền nợ nhiều hay ít. Đối với từng doanh nghiệp, quy mô nợ phải trả thể hiện là tổng tài sản doanh nghiệp nợ các đối tác. Ngoài ra, quy mô nợ phải trả còn được quyết định bởi tiềm lực tài chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cho phép các hóa đơn thanh toán được thanh toán chậm trả nhiều thì quy mô nợ phải trả lớn và ngược lại.

- Thời hạn thanh toán nợ: 

Theo quy định, đây là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp ký hóa đơn mua chịu cho đến khi hóa đơn được thanh toán. Các doanh nghiệp cần phải thanh toán các khoản nợ phải trả trong thời gian này. Để tránh các rủi ro khi trả nợ cũng như là bảo đảm uy tín của mình, doanh nghiệp nên xác định một thời hạn trả nợ có lợi.

- Chính sách giá cả dịch vụ, hàng hóa: 

Yếu tố này được thỏa thuận giữa 2 bên: bên mua và bên bán. Với các chính sách ưu đãi, doanh nghiệp có thể giải quyết các khoản nợ phải trả nhanh hơn.

2. Phân loại nợ phải trả

Tìm hiểu về nợ phải trả

Phân loại nợ phải trả

Tùy thuộc vào thời hạn nợ của  doanh nghiệp, có hai loại khoản nợ phải trả cơ bản được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm:

- Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 1 năm. Loại nợ này thường bao gồm các khoản nợ mà doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày như: nợ phải trả người bán, nợ phải trả cho NLĐ, thuế và các khoản phải nộp cho quốc gia, khoản ứng trước của khách hàng, chi phí phải trả,… Theo đó, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ phải trả thông thường, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị.

- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả từ 1 năm trở lên. Các khoản nợ dài hạn của một doanh nghiệp bao gồm: khoản vay ngân hàng dài hạn, trái phiếu phát hành và các khoản nợ thuế tài sản tài chính.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp hoạt động liên tục, một số khoản được hình thành từ vốn chủ sở hữu nhưng có thể được coi là nợ phải trả, do chủ sở hữu đã cam kết từ bỏ quyền thụ hưởng để phục vụ những mục tiêu nhất định. Kết quả hình thành nghĩa vụ tài chính mà đơn vị kế toán phải thực hiện đối với mục tiêu đó (ví dụ: quỹ khen thưởng phúc lợi…)

3. Công thức tính nợ phải trả bình quân năm 2023

Tìm hiểu về nợ phải trả

Công thức tính nợ phải trả bình quân năm 2023

Để tính tổng nợ phải trả bình quân của tháng được áp dụng theo công thức như sau:

Tổng nợ phải trả bình quân của tháng = Tổng số dư khoản mục Tổng Nợ phải trả trên cân đối kế toán cuối mỗi ngày / Tổng số ngày trong tháng.

Ngoài ra, công thức này còn được sử dụng để tính tổng nợ phải trả bình quân của tháng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một cách khác để tính khoản nợ phải trả trung bình trong kỳ của doanh nghiệp như sau

Khoản phải trả trung bình trong kỳ = (Khoản phải trả vào đầu kỳ - Khoản phải trả vào cuối kì) / 2

4. Các cách thanh toán nợ phải trả

Tìm hiểu về nợ phải trả

Các cách thanh toán nợ phải trả

Có nhiều phương thức để thanh toán nợ phải trả trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ hiện tại bằng chính nguồn lực doanh nghiệp thông qua các hình thức thỏa thuận giữa đơn vị kế toán và chủ nợ. Theo đó, các cách thanh toán nợ phải trả bao gồm:

- Thanh toán bằng tiền mặt

- Thanh toán bằng tài sản khác

- Thanh toán bằng cách cung cấp dịch vụ thay thế nghĩa vụ hiện tại này bằng các nghĩa vụ hiện tại khác.

- Thanh toán bằng cách chuyển đổi nợ phải trả thành vốn sở hữu.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho các bạn nội dung về nợ phải trả của doanh nghiệp. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh, nợ phải trả được xem là một nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp phải thực hiện. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, phục vụ cho công việc của bạn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và những quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và miễn giảm thuế theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022

Tìm hiểu về vé điện tử được quy định tại Thông tư 78

SenNTH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam