Quy định về hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều tại luật quản lý thuế 2021 và nghị định 123/2022/NĐ-CP đã bổ sung các quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây là nội dung chưa được quy định chi tiết tại nghị định 119/2019 và thông tư 68/2019 trước đây. Vậy các quy định về hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền theo Thông tư 78 và nghị định 123 thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Quy định về hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền theo quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC
Hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan Thuế sẽ phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại điều 11, nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, các nguyên tắc bao gồm:
- Phải đảm bảo việc nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với CQT.
- Người sử dụng không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền sẽ được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế. Quy định này áp dụng với cả sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn.
Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền bao gồm doanh nghiệp, hộ/cá nhân kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp kê khai. Các doanh nghiệp, hộ/cá nhân kinh doanh này phải có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dun, thông qua các mô hình kinh doanh như trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng hóa phục vụ tiêu dùng, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc và một số dịch vụ khác.
Các đối tượng kể trên có thể lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với CQT hoặc hóa đơn điện tử không có mã.
Hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan Thuế phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định
Hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền cũng là một loại hóa đơn điện tử. Vì thế, loại hóa đơn này cũng cần có đầy đủ các nội dung:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
- Thông tin người mua, như mã định danh cá nhân, mã số thuế… (Nếu người mua có yêu cầu)
- Tên hàng hóa xuất bán, dịch vụ được cung cấp, đơn giá, số lượng, giá thanh toán của hàng hóa/dịch vụ.
Trường hợp người xuất hóa đơn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì trên hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền phải ghi rõ giá bán khi chưa có thuế GTGT. Đồng thời, NNT cần ghi rõ thuế suất thuế GTGT của sản phẩm, tiền thuế phải nộp, tổng tiền thanh toán sau khi có thuế GTGT. Ngoài ra, hóa đơn cũng phải thể hiện được thời điểm lập hóa đơn, mã của cơ quan Thuế.
Theo quy định, mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền sẽ được cấp tự động, theo dải ký tự cho từng cơ sở kinh doanh. Khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, hệ thống của cơ quan Thuế sẽ tự động cấp mã cho đơn vị đăng ký. Mỗi đơn vị sẽ có một mã riêng, đảm bảo không bị trùng lặp.
Người bán cần gửi dữ liệu lên CQT ngay trong ngày xuất hóa đơn
Theo quy định tại thông tư 78, người xuất hóa đơn điện tử, tạo từ máy tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, sẽ có trách nhiệm:
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế áp dụng theo quy định tại điều 15, nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Lập HĐĐT có mã của cơ quan Thuế, được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định tại điều 11, nghị định 123/2020/NĐ-CP và theo quy định tại thông tư 78.
- Có trách nhiệm sử dụng dải ký tự có mã do cơ quan thuế cấp khi lập HĐĐT có mã của CQT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT, đảm bảo liên tục và duy nhất.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của CQT được khởi tạo từ máy tính tiền đến cổng Thông tin điện tử của CQT ngay trong ngày xuất hóa đơn. Việc chuyển dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử. Các đơn vị cung cấp dịch vụ nhận truyền dữ liệu phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Tổng Cục Thuế thẩm định và công nhận.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về các quy định sử dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền. Theo quy định mới của Bộ Tài Chính, các cơ sở xuất hóa đơn từ máy tính tiền sẽ phải đồng bộ dữ liệu về cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông qua các tổ chức truyền nhận. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, hãy lựa chọn cho mình tổ chức truyền nhận uy tín để việc chuyển đổi, sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng và hiệu quả nhé.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
MinhNH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất