Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Tài sản cố định vô hình là gì? Cách xác định và hạch toán tài sản cố định vô hình 

Tài sản cố định vô hình giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ hướng dẫn cách xác định và hạch toán tài sản cố định vô hình một cách chính xác nhất nhé.

1. Tài sản cố định vô hình là gì?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng mang giá trị đã được đầu tư và đạt các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định vô hình có thể là các quyền, giấy phép hay ý tưởng có ích thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

 2. Phân loại tài sản cố định vô hình

Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài sản cố định vô hình có thể được chia ra thành một số nhóm phù hợp dưới đây:

- Quyền sử dụng đất có thời hạn

- Giấy phép và giấy nhượng quyền

- Nhãn hiệu hàng hóa

- Quyền phát hành

- Nhãn hiệu hàng hóa

- Phần mềm máy vi tính

- Bản quyền và bằng sáng chế

- Công thức, cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu

Ngoài ra còn có thêm nhiều loại tài sản cố định vô hình khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 

3. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

3.1 Tiêu chuẩn để xác định tài sản cố định vô hình

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình được xác định khi thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn sau đây:

- Tài sản cố định vô hình có tính chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng

- Thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình phải trên 1 năm

- Nguyên giá của tài sản cố định vô hình phải được xác định tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Việc ghi nhận tài sản cố định vô hình từ nội bộ cần đáp ứng 7 điều kiện sau:

- Tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai

- Đủ nguồn lực để triển khai

- Tính khả thi kỹ thuật

- Có khả năng sử dụng hoặc bán.

- Dự định hoàn thành tài sản cố định vô hình để sử dụng hoặc bán

- Xác định chắc chắn chi phí để tạo ra tài sản cố định vô hình

- Có ước tính về thời gian sử dụng và có giá trị theo quy định

Các chi phí của doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn trên đây sẽ được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ vào chi phí của doanh nghiệp

3.2 Phương thức xác định tài sản cố định vô hình

Phương thức xác định tài sản cố định vô hình được kiểm tra theo ba yếu tố sau đây:

- Tính xác định: thuộc một trong những chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp, được xác định một cách độc lập.

- Khả năng kiểm soát nguồn lực: Doanh nghiệp kiểm soát các tài sản cố định vô hình dựa trên quyền pháp lý của nó

- Dựa vào lợi ích kinh tế trong tương lai: Tài sản cố định vô hình phải mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai.

Nếu tài sản đáp ứng được đầy đủ 3 yếu tố kể trên thì được xác định là tài sản cố định vô hình và ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu tài sản không đủ điều kiện thì được xem xét theo quy định khác và có thể được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng.

4. Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định vô hình

Cách hạch toán tài sản cố định vô hình

4.1 Nội dung tài sản cố định vô hình - Tài khoản 213

  • Tài khoản 2131: Quyền sử dụng đất chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất
  • Tài khoản 2132: Quyền phát hành
  • Tài khoản 2133: Bản quyền, bằng sáng chế
  • Tài khoản 2134: Nhãn hiệu, tên thương mại
  • Tài khoản 2135: Chương trình phần mềm
  • Tài khoản 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
  • Tài khoản 2138: Tài sản cố định vô hình khác

4.2 Nguyên tắc kế toán TSCĐ vô hình

Căn cứ theo quy định khoản 2 điều 4 thông tư 45/2013/TT-BTC

- Mua sắm: Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế – Các chi phí liên quan trực tiếp

- Mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản trao đổi + Các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu + Các khoản thuế – Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi

- Được cấp, được biếu, được tặng, điều chuyển đến: Nguyên giá = Giá trị hợp lý ban đầu + Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi

- Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá = Tổng chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng và sản xuất thử nghiệm tính đến thời điểm tài sản cố định được đưa vào sử dụng theo dự tính.

- Quyền sử dụng đất: Nguyên giá = Tổng số tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp + Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ 

- Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng: Nguyên giá = Tổng số chi phí thực tế bỏ ra để có quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Các chương trình phần mềm: Nguyên giá = Tổng số chi phí thực tế bỏ ra để có các chương trình phần mềm

4.3 Hạch toán tài sản cố định vô hình theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Trường hợp mua TSCĐ vô hình sử dụng trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Ghi nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa bao gồm thuế GTGT).
  • Ghi nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
  • Ghi có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.
  • Ghi có TK 141 – Tạm ứng.
  • Ghi có TK 331 – Phải trả cho người bán

Trường hợp mua TSCĐ vô hình sử dụng trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

  • Ghi nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (tổng giá trị thanh toán).
  • Ghi có TK 112, 331,… (tổng giá trị thanh toán).

Trường hợp mua TSCĐ vô hình sử dụng trong sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức trả chậm, trả góp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Ghi nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua trả tiền ngay chưa bao gồm thuế GTGT).
  • Ghi nợ TK 242 – Chi phí trả trước (bao gồm lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ đi giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT đầu vào nếu có).
  • Ghi nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
  • Ghi có các TK 111, 112.
  • Ghi có TK 331 – Phải trả cho người bán.

Khi mua TSCĐ vô hình sử dụng trong sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

  • Ghi nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua trả tiền ngay đã bao gồm thuế GTGT).
  • Ghi nợ TK 242 – Chi phí trả trước (bao gồm lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ đi giá mua trả tiền ngay).
  • Ghi có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá trị thanh toán).

Trong kỳ tính số tiền lãi phải trả về mua TSCĐ vô hình theo hình thức trả chậm, trả góp:

  • Ghi nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
  • Ghi có TK 242 – Chi phí trả trước.

Khi thanh toán tiền cho người bán:

  • Ghi nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
  • Ghi có các TK 111, 112,…

Trên đây là định nghĩa về tài sản cố định vô hình và cách hạch toán tài sản cố định vô hình theo Thông tư mới nhất. Kế toán cần tham khảo những quy định để áp dụng hạch toán tài sản cố định vô hình trong từng trường hợp cụ thể.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209 

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp

Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử kế toán cần nắm vững

HopLTT

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam