Chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Giải đáp thắc mắc: Tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử?

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định, kể từ ngày 01/07/2022, việc chuyển đổi hóa đơn bán hàng đặt in sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) là bắt buộc. Nhiều cá nhân, đơn vị thắc mắc: Tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử? Nếu phải chuyển đổi thì bằng phương pháp nào? Hãy cùng iHOADON giải đáp nội dung này trong bài viết sau đây.

1. Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì?

Tem, vé, thẻ điện tử là một loại vé kỹ thuật số, nhận diện bằng các thiết bị điện tử. Loại vé này thường ở dưới dạng tệp văn bản hoặc pdf và gửi tới người mua vé qua email, fax, tin nhắn SMS,…. Hay hình thức thanh toán quét mã QR và chờ đợi người giao vé. Hiện nay, loại vé này đang dần trở nên phổ biến, thay thế cho các loại vé giấy truyền thống. 

Tem, vé có mệnh giá

Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì?

Ứng dụng tem, vé, thẻ điện tử vào cuộc sống mang đến nhiều tiện ích vượt trội hơn so với hình thức vé giấy truyền thống. Có thể kể đến một số ưu điểm của tem, vé có mệnh giá khi chuyển đổi sang HĐĐT như sau:

  • Dễ dàng quản lý tra cứu: Vé điện tử có mã QR giúp soát vé nhanh chóng, dễ dàng.
  • Tiết kiệm thời gian hơn: Vé điện tử có thể lưu trữ trên các thiết bị di động, máy tính và dữ liệu đám mây mạng internet.
  • Tránh rủi ro vé giả mạo: Nếu gặp tình trạng tem, vé, thẻ giả thì khi dùng vé giả để quét sẽ có cảnh báo vì thông tin tem, vé, thẻ giả không có trên hệ thống lưu trữ, kiểm tra.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn, bảo vệ môi trường: Do không cần in vé giấy do đó có thể tiết kiệm được chi phí in ấn vé, giúp  bảo vệ môi trường.

2. Tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử?

Tem, vé có mệnh giá

Tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử?

Căn cứ Khoản 1, Điều 90 Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019 có nội dung quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ…"

Đồng thời, tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 91 Luật Quản lý thuế ban hành quy định:

"Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế…".

Tại Điểm a, Khoản 5, Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

" Điều 8. Loại hóa đơn

... 5. Các loại hóa đơn khác, gồm:

a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;…".

Hay như Khoản 1, Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 59. Hiệu lực thi hành

1.  Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 1/7/2022…".

Từ các quy định trên, trường hợp sử dụng HĐĐT được quy định như sau:

- Sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 91 Luật Quản lý thuế.

- Lập hóa đơn theo quy định tại Khoản 1, Điều 90 Luật Quản lý thuế.

- Thời gian áp dụng HĐĐT theo quy định tại Khoản 1, Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Đối với HĐĐT là tem, vé, thẻ thì hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là HĐĐT được cấp mã bởi cơ quan thuế), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có mệnh giá thì không cần tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá

Như vậy, tem, vé, thẻ là một loại hóa đơn có hình thức đơn giản và phải áp dụng theo Thông tư 78 và Nghị định 123 như các loại hóa đơn khác.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang sang hóa đơn điện tử hay không. Các tổ chức doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cần tìm hiểu và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY


✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và những quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và miễn giảm thuế theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022

Tìm hiểu về vé điện tử được quy định tại Thông tư 78

SenNTH

Tin tức liên quan

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ định danh điện tử của Công ty EFY Việt Nam.

Nhân viên EFY sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn!

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam