Cá nhân làm việc tự do, làm việc không ký hợp đồng, ký hợp đồng dưới 3 tháng với mức thu nhập trên 2 triệu sẽ bị trừ 10% thuế thu nhập bất thường. Vậy thuế thu nhập bất thường là gì? Trường hợp nào phải nộp thuế thu nhập bất thường? Cách tính thuế thu nhập bất thường như thế nào?
Thuế thu nhập bất thường là gì? Những ai phải đóng thuế thu nhập bất thường?
Thuế thu nhập cá nhân bất thường là một sắc thuế khi người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc không ký hợp đồng lao động.
Căn cứ theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Người lao động sẽ phải đóng thuế thu nhập bất thường (TNBT) trong các trường hợp sau:
- NLĐ không ký hợp đồng lao động với các tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công, tiền thù lao,…
- NLĐ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên.
Với các trường hợp NLĐ ký hợp đồng thử việc thời hạn 2 tháng mà sau 2 tháng NLĐ không ký tiếp hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng CTV sẽ bị tạm thu thuế thu nhập bất thường là đúng quy định của pháp luật.
Cách tính thuế thu nhập bất thường
Như đã nêu ở trên, trường hợp NLĐ không ký hợp đồng, hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng có tổng mức thu nhập 2 triệu đồng/ lần thì sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Công thức tính thuế thu nhập bất thường:
TNBT = Thu nhập tính thuế x 10%.
Trong thực tiễn, theo quy định thông thường của nhiều doanh nghiệp hiện nay, lương thử việc của NLĐ trong vòng 1-2 tháng sẽ bằng 85% lương theo thỏa thuận. Tuy nhiên, lương thực nhận sẽ phải trừ 10% trước khi nhận về do áp dụng quy định tính thuế thu nhập bất thường theo quy định hiện hành.
Ví dụ: Nếu mức lương thử việc hoặc lương CVT của người lao động là 5 triệu đồng/ tháng; mức lương thực nhận sẽ là 4,6 triệu đồng/ tháng.
Trong trường tổng mức thu nhập giảm trừ gia cảnh của NLĐ chưa đến mức phải nộp thuế, NLĐ có thể làm cam kết gửi tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập để tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN của NLĐ. Bản cam kết áp dụng cho các cá nhân chưa đến mức thu nhập chịu thuế TNCN.
Mẫu cam kết:
Mẫu cam kết 02
Lưu ý: NLĐ làm cam kết thu nhập chưa đến mức nộp thuế TNCN phải đăng ký thuế và có MST tại thời điểm cam kết. NLĐ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản cam kết của mình. Trong trường hợp phát hiện gian lận, NLĐ sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt từ 1 - 3 lần số tiền trốn thuế. Mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Quy định về việc xử phạt các hành vi trốn thuế, gian lận thuế này được quy định cụ thể tại điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Căn cứ vào cam kết của người lao động, tổ chức trả thu nhập sẽ không khấu trừ thuế thu nhập bất thường.
Quyết toán thuế TNBT
Trường hợp không làm cam kết và bị trừ 10% thuế hàng tháng nhưng tổng thu nhập cả năm trừ gia cảnh và các khoản miễn thuế của NLĐ chưa tới mức phải nộp thuế thì cuối năm, NLĐ có thể làm thủ tục quyết toán thuế để nhận về số tiền thuế TNBT đã bị thu.
Bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về thuế thu nhập bất thường và các trường hợp phải nộp thuế thu nhập bất thường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HaTT_TT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất