Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế quen thuộc đối với người lao động. Thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước. Trong bài viết hôm này, cùng iHOADON tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân là gì? và những quy định liên quan đến thuế TNCN theo quy định mới nhất 2023.
Định nghĩa thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, chưa có hệ thống pháp lý nào của Việt Nam quy định cụ thể về định nghĩa của thuế TNCN. Tuy nhiên, dựa trên Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung 2008) và một số thông tư, nghị định liên quan, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
Thu nhập cá nhân trong kinh tế là một thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân - người lao động kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập bao gồm tiền lương, tiền đầu tư và các khoản khác hay còn hiểu là tổng thu nhập được nhận của các cá nhân hoặc hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá nhân phải chịu đánh thuế thu nhập.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, là thuế được tính căn cứ vào thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh được quy định tại Luật thuế TNCN cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.
Ai là người phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)?
Theo Sổ tay thuế 2021, đối tượng phải đóng thuế là những đối tượng cư trú thuế đáp ứng một trong các điều kiện:
- Cư trú tại VN trên 183 ngày trong năm tính thuế;
- Có nơi ở thường xuyên tại VN và không thể chứng minh đang là đối tượng cư trú thuế ở nơi khác.
Đối tượng cư trú thuế chịu thuế bao gồm tất cả các khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài biên giới VN:
- Với thu nhập từ tiền lương/tiền công và cách tính thuế dựa trên biểu thuế lũy suất lũy tiến từng phần;
- Với các loại thu nhập khác và cách tính phụ thuộc vào mức thuế suất khác nhau
Vai trò của thuế TNCN
Thuế TNCN được coi là loại thuế quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Tiến trình tự do hóa thương mại khiến thu nhập của Nhà nước từ thuế xuất - nhập khẩu giảm đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu về chỉ tiêu tăng và điều kiện chức năng của Nhà nước ngày càng mở rộng.
Việc đóng thuế TNCN nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, đồng thời thu hút được nguồn đầu tư và đảm bảo sự cạnh tranh trong khu vực. Thuế TNCN còn góp phần điều chỉnh kinh tế quốc nội như một công cụ điều tiết vĩ mô. Thông qua các chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế khiến người dân có định hướng đúng hơn trong tiêu dùng và đầu tư.
Thuế thu nhập cá nhân là minh chứng hợp pháp cho nguồn thu nhập của người lao động. Cá nhân cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập khi thực hiện thủ tục nộp thuế TNCN, từ đó Nhà nước có thể kiểm soát tính hợp pháp chính xác hơn.
Bên cạnh đó, thuế TNCN góp phần xóa bỏ phân biệt tầng lớp, giàu - nghèo. Thuế TNCN đánh vào những người lao động có mức thu nhập cao với mức thuế cao hơn và giảm dần theo tổng thu nhập của cá nhân.
Quy định về cách nộp thuế TNCN
Thời hạn nộp thuế TNCN gồm thời gian khai và nộp theo tháng hoặc theo quý và thời hạn quyết toán thuế theo năm. Cụ thể:
- Khai và nộp thuế theo tháng hoặc theo quý được thực hiện căn cứ theo thu nhập trong tháng hoặc quý;
- Quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế TNCN phải nộp của năm tính thuế. Nếu nộp thừa hoặc chưa tới mức phải nộp thuế và có yêu cầu hoàn thuế thì cá nhân sẽ được hoàn. Trong trường hợp chưa nộp đủ thì cá nhân phải nộp đủ số tiền còn thiếu.
Thời hạn tạm nộp thuế theo tháng/quý
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế, đối với trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng, cá nhân phải nộp chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ đóng thuế.
Trong trường hợp cá nhân nộp thuế theo quý, thì phải nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ đống thuế.
Thời hạn quyết toán thuế TNCN
Theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế, thời hạn quyết toán thuế TNCN trong năm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho người lao động như sau:
- Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức thì hợp hạn quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày 31/03 trong năm tiếp theo năm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
- Nếu cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế thì thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/04 trong năm tiếp theo năm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Theo điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNCN như sau:
Hành vi |
Mức phạt |
Hình thức xử phạt bổ sung |
Nộp hồ sơ quá thời hạn từ 01 - 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Phạt cảnh cáo |
Cá nhân nộp đủ số tiền chậm vào ngân sách trong trường hợp nộp chậm hồ sơ dẫn đến chậm nộp tiền thuế |
Nộp hồ sơ quá thời hạn từ 01 - 30 ngày, trừ trường hợp trên |
Phạt từ 02 - 05 triệu (VND) |
|
Nộp hồ sơ quá thời hạn từ 31 - 60 ngày |
Phạt từ 05 - 08 triệu (VND) |
|
- Nộp hồ sơ quá thời hạn từ 61 - 90 ngày - Nộp hồ sơ quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp - Không nộp hồ sơ nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*) - Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm hồ sơ quyết toán thuế TNDN (**) |
Phạt từ 08 - 15 triệu (VND) |
Cá nhân nộp đủ số tiền chậm vào ngân sách trong trường hợp nộp chậm hồ sơ dẫn đến chậm nộp tiền thuế.
Lưu ý: Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ và phụ lục kèm theo. |
Nộp hồ sơ quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, có phát sinh tiền thuế phải nộp và người nộp đã nộp đủ số tiền. Tiền chậm nộp vào ngân sách trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan lập biên bản về hành vi nộp chậm.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu được áp dụng theo khoản này lớn hơn tiền thuế phát sinh thì số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp nhưng không thấp hơn 11,5 triệu (VND) |
Phạt từ 15 - 25 triệu (VND) |
Buộc nộp đủ số tiền chậm vào ngân sách trong trường hợp cá nhân chậm nộp hồ sơ dẫn đến chậm nộp tiền thuế |
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, mức phạt đối với hành vi chậm hoặc không nộp thuế TNCN như sau:
Số tiền phạt = Số tiền thuế TNCN x 0,03% x Số ngày chậm nộp
Các cá nhân có thể nộp thuế theo 2 cách.
Nộp thuế TNCN trực tiếp tại cơ quan thuế
Bước 1: Nộp hồ sơ khai thuế: Các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi làm việc và thuộc diện tự khai thuế
Bước 2: Tiếp nhập và xử lý hồ sơ kê khai thuế. Cơ quan thuế sẽ tiếp nhận và trực tiếp xử lý hồ sơ nếu đạt yêu cầu.
Hoặc cá nhân có thể nộp thuế TNCN online theo các bước cụ thể:
Bước 1: Truy cập website Tổng cục Thuế Việt Nam
Bước 2: Đăng nhập. Cá nhân nhập “Mã số thuế” và “Mã kiểm tra”. Trong trường hợp chưa có tài khoản thì chọn “Đăng ký”
Bước 3: Chọn “quyết toán thuế” và “kê khai trực tuyến”
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin yêu cầu
Bước 5: Kết xuất XML và chọn “Nộp tờ khai” và nhập “Mã kiểm tra”. Nhấn “Tiếp tục”
Bước 6: Hệ thống báo nộp hồ sơ thành công và tiến hành in tờ khai
Bước 7: Hoàn tất thủ tục. Cá nhân mang CCCD/CMT, chứng từ khấu trừ thuế, tờ khai thuế vừa in đến nộp tại Bộ phận một cửa của Cơ quan thuế.
Thuế TNCN là loại thuế quan trọng và tất cả người lao động đều phải đóng. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu thuế thu nhập cá nhân là gì và các quy định liên quan đến cách nộp thuế TNCN theo quy định mới nhất.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các bậc thuế TNCN cần biết
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN theo quy định
Thuế là gì? Hiểu đúng về thuế theo quy định pháp luật
ThuongNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất