Hóa đơn, chứng từ điện tử định dạng dữ liệu điện tử có giá trị tương đương hóa đơn giấy. Do vậy, hóa đơn điện tử cũng phải tuân thủ quy định về nội dung theo pháp luật. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ nội dung là gì? Cùng iHOADON tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Quy định về hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn được sử dụng trên nền tảng điện tử. Theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
Hóa đơn điện tử cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng của hóa đơn điện tử
- Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết
Như vậy, hóa đơn điện tử là chứng từ có giá trị đặc biệt và cần đảm bảo những điều kiện về lưu trữ, bảo mật, đầy đủ nội dung. Dưới đây là 10 trường hợp hóa đơn điện tử không bắt buộc có đầy đủ nội dung theo quy định.
Quy định về các trường hợp hóa đơn không bắt buộc có đầy đủ nội dung
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC hóa đơn điện tử phải có các nội dung bắt buộc như tên, địa chỉ, MST của người bán và người mua, số lượng, đơn giá, thuế suất, chữ ký điện tử của người bán và người mua…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ nội dung. Dưới đây là 10 trường hợp hóa đơn điện tử không cần thiết có đầy đủ nội dung:
- Chữ ký điện tử của người mua: Không cần có trên hóa đơn điện tử trừ khi người mua là cơ sở kinh doanh và có thỏa thuận với người bán về việc ký số, ký điện tử,...
- Hóa đơn của cơ quan thuế cấp: Không cần có chữ ký số của người bán và người mua
- Hóa đơn bán xăng dầu cho cá nhân không kinh doanh: Không cần có chỉ tiêu như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên, địa chỉ, MST, chữ ký điện tử của người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và thuế suất GTGT
- Hóa đơn bán hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị: Không cần có tên, địa chỉ, MST của người mua nếu là cá nhân không kinh doanh
- Hóa đơn là tem, vé, thẻ: Không cần có chữ ký số của người bán (trừ khi tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã) tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, MST), tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Nếu tem, vé, thẻ có sẵn mệnh giá thì không cần có đơn vị tính, số lượng, đơn giá
- Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không: Không cần có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất GTGT, MST, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán nếu chứng từ được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh
- Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt: Không cần có đơn vị tính, số lượng, đơn giá nếu thu tiền theo tiến độ hợp đồng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Không cần tiền thuế, thuế suất và tổng số tiền thanh toán. Các thông tin liên quan đến lệch điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng và phương tiện vận chuyển được thể hiện theo cách ghi khác
- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không: Không cần có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, đơn vị tính, số lượng và đơn giá nếu hóa đơn điện tử được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
- Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý: Không cần có đơn giá nếu hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa 02 bên và theo bảng kê tổng hợp
- Hóa đơn của doanh nghiệp quốc phòng an ninh: Không cần có đơn vị tính, số lượng, đơn giá, phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên nếu hoạt động phục vụ quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ.
Nội dung bắt buộc cần có trên hóa đơn điện tử
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 đến khoản 13 và khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải có trong hóa đơn điện tử bao gồm:
- Mã số hóa đơn: Là dãy số duy nhất được cấp cho mỗi hóa đơn để phục vụ cho việc quản lý và tra cứu
- Thông tin người bán và người mua: Gồm tên, địa chỉ, MST, số điện thoại, email và các thông tin khác liên quan đến hai bên giao dịch
- Thông tin hàng hóa hoặc dịch vụ: gồm tên, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, thành tiền và thuế suất GTGT của từng mặt hàng hoặc dịch vụ
- Tổng tiền thanh toán: Là tổng số tiền phải trả của người mua gồm cả thuế GTGT (thuế VAT) nếu có
- Phương thức thanh toán: Là hình thức thanh toán mà người mua dùng để trả tiền cho người bán (tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,...)
- Chữ ký số: Là loại mã hóa được sử dụng để xác nhận tính xác thực và toàn vẹn của hóa đơn điện tử. Chữ ký số được tạo ra bằng cách sử dụng cặp khóa công khai và khóa riêng tư của người bán
- Thời điểm ký số và lập hóa đơn
- Mã của cơ quan Thuế
Nội dung trên hóa đơn điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và nghĩa vụ thuế của các bên tham gia hoạt động kinh doanh. Do vậy, hóa đơn điện tử cần được lập chính xác và tuân thủ theo quy định hiện hành.
Trên đây là toàn bộ nội dung về các trường hợp hóa đơn điện tử không cần thiết có đầy đủ nội dung. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ thêm quy định khi sử dụng hóa đơn điện tử.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
ThuongNTH
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất