Bên bán xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng thì bên mua được thanh toán theo hình thức như thế nào cho hợp lệ. Liệu rằng có thể thanh toán hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng bằng tiền mặt hay đơn vị phải thanh toán bằng phương thức khác? Hóa đơn trên 20 triệu đồng có phải chuyển khoản không? Đây là câu hỏi của rất nhiều kế toán viên và doanh nghiệp thắc mắc. Hãy cùng EFY tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây.
Hóa đơn trên 20 triệu đồng có phải thanh toán chuyển khoản không?
Theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, DN chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán DN không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì DN phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối vói phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).”
Với thắc mắc về hình thức thanh toán được ghi trên hóa đơn: Liệu hình thức thanh toán có bắt buộc không thì cầu trả lời sẽ là không bắt buộc. Bởi:
- Theo như nội dung quy định tại Thông tư 39/2013/ TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/1014, hay các văn bản pháp luật hiện hành liên quan khác như: Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 68/2019/TT-BTC, trong quy định về nội dung bắt buộc có trên hóa đơn không hề có tiêu thức các hình thức thanh toán trên hóa đơn.
- Theo nội dung hướng dẫn tại Công văn 9208/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thì hình thức thanh toán là nội dung không bắt buộc phải có trên hóa đơn. Khi doanh nghiệp lập hóa đơn và giao cho khách hàng, tại tiêu thức hình thức thanh toán này ghi: TM/CK, các nội dung bắt buộc khác lập theo đúng quy định thì hóa đơn đó vẫn được coi là hợp lệ khi thực hiện kê khai thuế.
Hình thức thanh toán trên hóa đơn được ghi như thế nào?
Về cơ bản, cách viết hình thức thanh toán trên hóa đơn điện tử không khác so với hóa đơn giấy truyền thống và được quy định cụ thể như sau:
Tuy nhiên, khi lập hóa đơn, người lập hóa đơn cần chú ý về hình thức thanh toán trên hóa đơn điện tử:
- Hình thức thanh toán trên hóa đơn bắt buộc là hình thức thanh toán chuyển khoản (CK) đối với những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì khi đó DN mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
- Trong trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, nếu các chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn đã được kế toán điền thông tin theo đúng quy định thì hình thức thanh toán ghi trên hóa đơn có thể là “TM/CK”, khi đó hóa đơn sẽ được coi là hợp lệ.
* Như vậy:
Cách xử lý hóa đơn ghi sai hình thức thanh toán
Để xử lý hóa đơn điện tử ghi sai hình thức thanh toán, tùy từng trường hợp cụ thể được quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC để có cách xử lý phù hợp:
- Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về hình thức thanh toán và đã gửi cho người mua nhưng 2 bên chưa kê khai thuế thì xử lý như sau:
+ Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự xác nhận và đồng ý của cả 2 bên bán và bên mua.
+ Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định và ghi đúng hình thức thanh toán để gửi cho bên mua.
- Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót về hình thức thanh toán, đã gửi cho người mua và được cả 2 người bán và người mua đều đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:
+ Lập biên bản điều chỉnh (BBĐC) hóa đơn có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót (cụ thể là sai sót về hình thức thanh toán)
+ Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
Trên đây là những giải đáp về nội dung hóa đơn trên 20 triệu đồng có phải thanh toán chuyển khoản không và cách xử lý hóa đơn thanh toán 20 triệu đồng. EFY Việt Nam hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để gỡ rối trong trường hợp này.
✅Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON tại đây
ÐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
iHOADON✅iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
HanhPTT
XEM NHIỀU NHẤT
Quy định viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn Kế toán cần lưu ý
Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 trên PM EFY-iHOADON
Danh mục hàng hoá không được giảm thuế Giá trị gia tăng 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đầy đủ nhất